Đi bộ thể dục cũng cần đúng "kỹ thuật", 4 sai lầm phổ biến này nhất định phải tránh và là "bí quyết" giúp chân thon gọn hơn!

24/10/2022 09:00:13

Ảnh minh họa

Nhiều người sợ rằng đi bộ sẽ làm chân mình to hơn. Nhưng thực thế, đi bộ đúng cách, đúng kỹ thuật và kiên trì sẽ giúp đôi chân của bạn săn chắc, thon gọn, tiêu mỡ thừa ở bắp chân, đùi...

Đối với những người muốn có vóc dáng cân đối, thon gọn và muốn tập luyện đi bộ thì rất quan tâm đến việc đi bộ nhiều có làm to chân hay không. Nhiều người cho rằng, đi bộ sẽ làm chân to hơn, tuy nhiên điều này không phải dễ xảy ra. Hơn nữa, đi bộ đúng cách, đúng "kỹ thuật" sẽ làm cho chân bạn thon, gọn và săn chắc hơn.

Cách đi bộ giúp chân thon gọn hơn

Thông thường tốc độ đi bộ trung bình của một người từ 3 - 5 km/h. Bạn có thể tăng tốc độ đi bộ lên 6 - 8km chỉ trong 1h nghĩa là bạn nâng cao tốc độ di chuyển lên. 

Càng tập luyện với thời gian lâu hơn thì áp lực càng lớn hơn và giúp tiêu hao mỡ thừa, ngay cả phần đôi chân, sẽ giảm lượng mỡ ở vùng bắp chân, đùi… giúp thon gọn hơn.

Chuyên gia thể dục cho biết bạn có thể đi bộ thường xuyên từ 3 - 5 ngày/tuần. Mỗi buổi tập đi bộ có thể kéo dài ít nhất trên 20 phút.

Về trang phục cần chọn loại giầy chuyên dành cho đi bộ để luôn tạo cảm giác êm và vừa ôm chân. Ngoài ra cần chọn những loại quần áo chuyên dụng cho việc tập thể dục thể thao có sự co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái khi đi bộ.

Khi đi bộ cần lưu ý 4 điều này để đề phòng chấn thương

Cần khởi động kỹ

Trước khi tập luyện bộ môn nào thì điều đầu tiên nên làm là bạn cần thực hiện khởi động tay chân, làm ấm cơ thể.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập kéo giãn cơ bắp, xoay khớp cổ tay chân, nâng cao đùi… Thực hiện màn khởi động trước khi đi bộ khoảng 3 - 5 phút sẽ giúp bạn nhập cuộc tốt hơn.

di-bo-the-duc-cung-can-dung-ky-thuat-4-sai-lam-pho-bien-nay-nhat-dinh-phai-tranh-va-la-bi-quyet-giup-chan-thon-gon-hon

Ảnh minh họa

Không bước sải chân quá dài

Mỗi người có cách đi bộ khác nhau, nhưng nhiều người thường nghĩ rằng càng sải chân dài thì việc đi bộ càng đem lại hiệu quả đốt mỡ cao hơn. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm khác, bởi sải chân dài có thể khiến bạn di chuyển nhanh hơn nhưng cũng làm bạn mệt nhanh hơn và dễ gây ra chứng đau cơ phần xương ống chân, thậm chí gây chấn thương phần cơ vì liên tục chịu tác động vào đó.

Không tăng tốc quá nhanh

Đây cũng là một sai lầm ở những người mới tập luyện đi bộ, họ dễ bị phấn khích và dốc sức để việc tập luyện có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đi nhanh cũng như việc sải bước rộng ở trên, dễ gây nhức mỏi cơ, chấn thương cho người tập, bên cạnh đó còn khiến chúng ta nhanh mất nước, mất sức. 

Do đó, nếu tập luyện bằng cách đi bộ, hãy bắt đầu từ quãng đường ngắn, từ từ tăng quãng đường đi lên nhưng luôn nhắc nhở và kiềm chế bản thân ở một nhịp độ để có thể tăng cường sự dẻo dai, khả năng chịu đựng của các nhóm cơ.

Không nên nghỉ giữa chừng liên tục

Đi bộ là hoạt động nhẹ nhàng nên nhiều người thường có suy nghĩ đi vì sức khỏe, mệt thì nghỉ một lát lại đi tiếp. Đây là sai lầm nghiêm trọng vì khi bạn đã hoạt động thể dục thì cần có sự kiên trì và duy trì đều đặn để các nhóm cơ, mỡ được đốt cháy tốt nhất. Nếu bạn cứ nghỉ liên tục, các cơ bắp và mỡ đang trong quá trình đốt cháy sẽ bị "nguội" đi, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ, tiêu mỡ.

Nếu thấy mệt, hãy đi chậm lại thở đều để lấy lại sức và trở về tốc độ cũ, dần dần bạn sẽ quen với nhịp độ hoạt động này và có thể tăng cường độ lên cao hơn.

Kỹ thuật, tư thế đi bộ hiệu quả nhất

Thực hiện đúng kỹ thuật đi bộ để đảm bảo giảm nguy cơ chấn thương và tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện.

Đầu và vai: Giữ đầu thẳng cân bằng giữa hai vai và hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng song song với mặt đất. Thả lỏng vai nhưng không nhô, nhún về trước.

Bụng: Giữ cho cơ bụng hơi siết nhẹ, thân người thẳng đứng không nghiêng về phía trước.

Hông: Giữ phần hông vận động theo nhịp bước đi. Nếu bạn tập bước sải dài hơn bình thường thì đảm bảo hông được vận động tự nhiên nhất.

Tay: Khủy tay nên giữ sát với phần cơ thể, giữ một góc 90 độ. Giữ phần tay thoải mái, bàn tay hơi nắm hờ.

Chân: Dùng phần trước bàn chân và các ngón chân làm bàn đạp đẩy bước lên phía trước. Phần tiếp đất thoải mái nhất.

Theo GĐ

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần