Mối đe dọa sức khỏe từ thói quen "Thức khuya trả thù"

07/07/2023 12:00:14
"Thức khuya trả thù" trở thành một xu hướng đối với Gen Z, bất kể các chuyên gia cảnh báo thói quen này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần học tập và làm việc.

"Thức khuya trả thù" từ đâu mà có? 

Năm 2014, thuật ngữ "trì hoãn giấc ngủ" (bedtime procrastination) lần đầu tiên được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Psychology. Sau đó ít lâu, nhiều người thêm cụm từ "trả thù" (revenge) nhằm mô tả những công dân cổ cồn Trung Quốc làm việc đến 12 tiếng mỗi ngày, sau đó cố gắng thức khuya hơn để làm những gì mình thích.

Giờ đây, "trì hoãn giấc ngủ trả thù" hay "thức khuya trả thù" được sử dụng để chỉ chung những người có thói quen ăn bớt giờ ngủ về đêm để có thêm thời gian cho hoạt động giải trí như lướt mạng xã hội, xem phim hoặc chơi điện tử…

Dấu hiệu của "Thức khuya trả thù"

Thức khuya không nhất thiết là một dấu hiệu của sự trì hoãn trước khi đi ngủ. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng ba đặc điểm chính xác định sự trì hoãn khi ngủ: 

  • Chậm trễ trong việc vào giấc ngủ làm giảm đi tổng thời gian ngủ mỗi đêm của một người.
  • Sự chậm trễ trong việc vào giấc ngủ này không phải do bất kỳ lý do nào khác, chẳng hạn như bị ốm do nguồn môi trường ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Những người tham gia vào hành vi hoàn toàn nhận thức được rằng nó có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực, nhưng họ vẫn chọn thực hiện nó.

Nguyên nhân của tình trạng "Thức khuya trả thù"

Theo các chuyên gia, việc thiếu thốn thời gian rảnh vào ban ngày là nguyên nhân chính dẫn đến thói quen trì hoãn giấc ngủ. Ranh giới mờ nhạt giữa công việc, học tập và cuộc sống cá nhân khiến nhiều người không còn thì giờ dành cho chính mình. Họ chấp nhận đánh đổi vài giờ ngủ để cảm thấy có thể kiểm soát và tận hưởng thời gian nhàn rỗi.

Ngoài ra, theo nghiên cứu năm 2014, hành vi này có liên hệ với khả năng tự kỷ luật của con người. Nếu ý thức tự kỷ luật kém, dù có buồn ngủ đến mấy, họ cũng sẽ đi ngược lại ý chí của mình, dẫn đến việc nằm lướt điện thoại hay xem phim.

Nếu chỉ thi thoảng thức khuya, điều này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, thói quen "trì hoãn giấc ngủ báo thù" kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ dễ làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer.

Cách khắc phục việc "Thức khuya trả thù"

Để đối phó tình trạng "trì hoãn giấc ngủ báo thù", theo các chuyên gia, con người cần thực hiện nhiều biện pháp.

Đầu tiên, chúng ta cần ưu tiên giấc ngủ. Nếu bạn muốn cơ thể nghỉ ngơi, trước tiên hãy nghĩ tới việc ngủ. Thời gian hồi phục sức khỏe sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để hoàn thành công việc vào ngày hôm sau.

Thứ hai, hình thành thói quen ngủ đúng giờ, hãy luyện tập đi ngủ và thức dậy vào những giờ nhất định. Bên cạnh đó, không dung nạp cồn hay caffeine vào thời gian chiều tối và tạo môi trường thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ.

Thứ ba, điều chỉnh lịch trình cá nhân. Lịch trình bận rộn vào ban ngày thường là gốc rễ của thói quen "trì hoãn giấc ngủ trả thù". Vì vậy, bạn cần nghiêm túc xem xét các đầu việc cần hoàn thành mỗi ngày và cắt bỏ những việc tiêu tốn thời gian không cần thiết.

Và cuối cùng, tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ ngủ. Hãy tắt điện thoại, máy tính và dừng lướt mạng xã hội khi bạn đặt lưng lên giường. Bạn cũng có thể tập thói quen thiền, kéo giãn cơ nhẹ nhàng để giúp dễ ngủ hơn.

Nguồn: Tổng hợp 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần