Những lầm tưởng về đột quỵ khiến bạn bỏ qua cơ hội vàng

27/11/2023 09:00:34
Tỷ lệ mắc đột quỵ ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là những lầm tưởng về đột quỵ có thể khiến bạn bỏ qua cơ hội vàng để điều trị.

1. Triệu chứng đột quỵ khó nhận biết

Trên thực tế, các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ khá dễ nhận biết. Chỉ cần bạn để ý bình thường cơ thể mình như thế nào, khi có bất thường bạn sẽ dễ nhận ra hơn. Các triệu chứng của đột quỵ:

  • Yếu hoặc tê một cánh tay: khi bạn nâng một cánh tay lên, cánh tay đó sẽ tự rớt xuống.
  • Mặt không còn đối xứng hai bên: tê một bên mặt và nụ cười không đều
  • Chóng mặt, đi lại khó khăn, dễ mất thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân

2. Đột quỵ không thể phòng ngừa và điều trị

Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của đột quỵ mà chúng ta có thể nhận biết và kiểm soát được, đó là hút thuốc lá, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, béo phì, đái tháo đường, chấn thương đầu/ cổ và rối loạn nhịp tim.

Chẳng hạn, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì và đái tháo đường.

Ngoài ra, không ít người nghĩ rằng đột quỵ không thể điều trị và sẽ để lại di chứng suốt đời. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện đủ sớm, trong vòng vài phút hoặc vài giờ, đột quỵ có thể điều trị được bằng cách tiêm thuốc làm tan cục máu đông hoặc can thiệp mạch máu bằng phẫu thuật. 

Những người đến bệnh viện trong vòng 3 giờ kể từ lúc có triệu chứng đầu tiên, thường có tỉ lệ sống sót cao hơn và ít bị để lại di chứng hơn những người đến sau 3 giờ. Tóm lại, càng đến trễ, tiên lượng càng xấu.

3. Đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi

Sau 55 tuổi, cứ thêm mỗi 10 năm, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi. Tuy nhiên, ngày nay, đột quỵ không còn là căn bệnh của những người lớn tuổi, đột quỵ ngày càng trẻ hoá và là mối đe doạ cho cả một thế hệ trẻ tương lai.

Theo báo cáo của Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ nằm trong độ tuổi từ 18-45. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó nam giới cao hơn nữ giới 4 lần. Dù bất kỳ tuổi nào, mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao thì đều có nguy cơ rất cao bị đột quỵ.

4. Đột quỵ không di truyền trong gia đình

Các đột biến gen, ví dụ đột biến gây bệnh hồng cầu hình liềm làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, những thành viên trong gia đình thường có lối sống và môi trường sống tương tự nhau hoặc ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, môi trường hoặc lối sống không lành mạnh kết hợp với bệnh di truyền làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

5. Tất cả trường hợp đột quỵ đều có triệu chứng

Không phải tất cả các cơn đột quỵ đều có triệu chứng, và một số nghiên cứu cho thấy đột quỵ không có triệu chứng phổ biến hơn đột quỵ có triệu chứng.

Mặc dù "đột quỵ thầm lặng" gây ra những tổn thương kích thước nhỏ, thường chỉ phát hiện trên chụp cộng hưởng từ não, nhưng chúng nên được điều trị tương tự như đột quỵ có triệu chứng nếu được phát hiện. Vì "đột quỵ thầm lặng" làm tăng nguy cơ đột quỵ có triệu chứng, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ trong tương lai.

6. "Đột quỵ nhỏ" thì không đáng kể

"Đột quỵ nhỏ" (tiếng Anh: ministroke) là một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Cách gọi "nhỏ" hoặc "thoáng qua" khiến chúng ta lầm tưởng rằng bệnh nhẹ nhưng thực chất chúng có thể là dấu hiệu báo trước một cơn "đột quỵ lớn". Bất kỳ triệu chứng nào của đột quỵ cấp tính, thoáng qua đều cần được quan tâm một cách cẩn trọng.

7. Đột quỵ luôn gây liệt

Không phải ai bị đột quỵ đều bị liệt hoặc yếu sức. Tùy vào số lượng mô não và khu vực nào của não bị ảnh hưởng, đột quỵ để lại các di chứng khác nhau.

Ví dụ, đột quỵ não phải có thể gây tê/liệt bên trái cơ thể, hoặc có thể gây ra các vấn đề về thị lực, hành vi, mất trí nhớ; đột quỵ não trái có thể có các di chứng như tê liệt ở bên phải của cơ thể và/hoặc chỉ gặp các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ, hành vi chậm chạp, mất trí nhớ.

10. Quá trình phục hồi đột quỵ diễn ra nhanh chóng

Thật ra quá trình phục hồi sau đột quỵ có thể mất vài tháng, thậm chí đến vài năm. Tuy nhiên, nhiều người có thể không hồi phục hoàn toàn. Trong đó:

  • 10% sẽ phục hồi gần như hoàn toàn.
  • 10% khác sẽ cần được chăm sóc tại viện dưỡng lão hoặc cơ sở dài hạn khác.
  • 25% sẽ phục hồi nhưng còn di chứng nhẹ.
  • 40% sẽ bị di chứng trung bình đến nặng.

Từ 2 đến 3 tháng đầu sau khi đột quỵ là thời gian rất quan trọng vì nếu tích cực phục hồi chức năng chuyên sâu, khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Sau thời gian này, nhất là sau 6 tháng, sự hồi phục sẽ diễn ra rất chậm.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần