Làm thế nào để khen ngợi trẻ đúng cách?

15/09/2023 18:00:01
Việc thường xuyên khen ngợi, tán dương giúp trẻ cảm thấy có giá trị, được tôn trọng, yêu thương, đồng thời nuôi dưỡng sự tự tin bên trong trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách khen con và khen trong trường hợp nào là hợp lý.

1. Khen về nỗ lực, không khen về tài năng

Sau khi thực hiện nhiều cuộc thí nghiệm về lời khen với hàng trăm học sinh tại Mỹ, tiến sĩ Carol Dweck (Đại học Stanford) đúc kết rằng lời khen tập trung vào nỗ lực sẽ khuyến khích trẻ học được nhiều hơn và hào hứng đón nhận thử thách mới, trong khi lời khen tập trung vào tài năng sẽ khiến trẻ đưa ra quyết định an toàn để giữ gìn hình ảnh và đánh mất cơ hội rèn luyện của mình.

2. Khen ngợi hành vi cụ thể và gọi tên một phẩm chất

Việc khen ngợi, khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, từ đó chỉ ra một phẩm chất tốt cụ thể của trẻ. Chẳng hạn, “Cảm ơn con vì đã chăm sóc em trong lúc mẹ vắng nhà. Đó là sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau giữa anh/ chị, em trong nhà”; “Con rất tốt khi đã không đánh lại bạn khi bạn trêu chọc và chế nhạo con. Con rất mạnh mẽ và bình tĩnh”.

Khi khen như vậy, trẻ sẽ ghi nhớ những phẩm chất mà bạn nói là chúng đã có hay đã thể hiện. Điều này rất quan trọng vì nó có thể giúp trẻ thay đổi suy nghĩ, quan điểm của mình từ tiêu cực sang tích cực.

3. Khen từ những điều nhỏ nhặt nhất

Thông thường, ba mẹ chỉ quan tâm đến những thành quả lớn lao của các con mà ít để ý đến những tiến bộ nho nhỏ của chúng. Nhưng những điều lớn lao, những kết qủa to lớn không phải mọi đứa trẻ đều đạt được. Do vậy, ba mẹ cần chú ý khen cả những thứ nhỏ nhặt nhất, những thứ mà ngay cả con cũng không để ý.

Những đứa trẻ luôn dành được thành tích tốt thì bản thân chúng cũng rất cần ba mẹ dành lời khen cho những thứ bình thường, nhỏ nhặt. Bởi khi ấy, trẻ sẽ hiểu rằng hóa ra mọi việc mình làm đều có bố mẹ quan sát và để tâm. Trẻ sẽ không cảm thấy quá áp lực nếu như chẳng may không đạt được thành tích tốt như mọi lần. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết trân trọng những thứ nhỏ nhặt xung quanh mình.

4. Truyền đạt lời khen của người khác

Đây cũng là một phương pháp giúp trẻ biết tự hào, tự tin về bản thân mình nhiều hơn. Người lớn nên tích cực truyền đạt lại lời của người khác khen con. Đôi khi có thể là mượn lời người khác.

Ví như khi ba mẹ muốn khen con rất lễ phép với người lớn tuổi. Thay vì khen: “Con rất lễ phép với người lớn”, mẹ có thể mượn lời của người khác là ông, bà hoặc bác hàng xóm… và nói rằng “Hôm nay mẹ gặp bác hàng xóm, bác ấy bảo rằng con rất lễ phép, lịch sự, biết chào hỏi người lớn!”.

Điều này làm lời khen có vẻ khách quan hơn. Con sẽ vui vẻ và những ngày sau đó luôn chào hỏi khi gặp mọi người, đặc biệt là sẽ lễ phép hơn với người lớn tuổi.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần