Cần làm gì để giúp trẻ cân bằng cảm xúc?

01/07/2023 17:00:08
Các chuyên gia khuyến khích những bậc cha mẹ cần giáo dục con trẻ cách cân bằng cảm xúc. Đây chính là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Cân bằng cảm xúc là gì? 

Đó là khả năng tự quản lý cảm xúc và hành vi sao cho phù hợp với yêu cầu của tình huống. Nó bao gồm khả năng đối phó các cảm xúc tiêu cực, làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực mà không cần bộc phát ra ngoài. Đây là một kỹ năng không chỉ người lớn cần rèn luyện, mà ngay khi còn nhỏ trẻ em cũng cần học để trang bị cho bản thân trong suốt quá trình lớn lên và trưởng thành.

Tiến sĩ Matthew Rouse, nhà tâm lý học lâm sàng tại Viện Tâm trí Trẻ em (Mỹ), cho rằng kiểm soát cảm xúc là sự kết hợp giữa tính cách và hành vi học được. Một đứa trẻ có khả năng bẩm sinh để tự điều chỉnh là xuất phát từ tính cách. Còn một em bé gặp khó khăn trong việc tự làm dịu cảm xúc của mình có thể sẽ gặp nhiều rắc rối và khó khăn với sự tự điều chỉnh khi lớn lên. Vì thế, việc dạy con biết các kỹ năng kiểm soát cảm xúc là rất quan trọng. 

4 cách giúp con cân bằng cảm xúc 

Gọi tên được cảm xúc của mình

Một số đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình trong lúc buồn bã hoặc tức giận. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy con nhận biết, nói được tên cảm xúc của mình và gợi ý hành vi sao cho phù hợp với tâm trạng đó. 

Bố mẹ có thể dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi để giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên trẻ biết kiềm chế khi giận dữ và nên bộc lộ cảm xúc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tránh các cụm từ mang tính chỉ thị như: Không được buồn, không được sợ mà thay vào đó là sử dụng các câu như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giận

Trong quá trình hướng dẫn và dạy trẻ cách giải quyết vấn đề bố mẹ cũng nên nhìn nhận rõ hoàn cảnh, đánh giá tiềm năng và khả năng của trẻ để có những giải pháp phù hợp. Chẳng hạn, khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.

Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mình

Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc. 

Là 1 tấm gương tốt

Khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con. Chẳng hạn, bố mẹ vô cùng bực mình vì con mải xem tivi mà không chịu đi tắm/đi học, thay vì quát mắng, giật điều khiển để tắt tivi thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở con, và nếu con vẫn không hợp tác thì ra điều kiện cho con được xem bao nhiêu phút nữa, và hết thời gian sẽ phải tắt. 

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng cân bằng cảm xúc để giúp con xoa dịu và vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn nhé.

Nguồn: Tổng hợp
 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần