Dắt trẻ đến thăm nhà người khác, cha mẹ cần lưu ý gì?

27/09/2023 14:00:06
Để tránh xảy ra những tình huống khó xử khi dắt trẻ đến thăm nhà người khác, cha mẹ cần dạy con 5 điều sau đây.

1. Chào hỏi khi bước vào nhà, đặc biệt là người lớn tuổi

Kỹ năng giao tiếp xã hội bắt đầu từ những lời chào hỏi đầu tiên. Điều này thể hiện sự lễ phép, tôn trọng, giúp trẻ tạo được ấn tượng tốt, thiện cảm, sự quý mến trong lòng mọi người. Đây là phép giao tiếp cơ bản mà ai cũng cần học, với trẻ nhỏ, kỹ năng này cần được dạy từ sớm. Không chỉ biết chào hỏi khi gặp gỡ, trẻ biết nói lời tạm biệt khi ra về cũng là điều cần thiết.

Cha mẹ chính là tấm gương cho trẻ nhỏ, vì thế khi đến nhà hàng xóm hay bạn bè thân thiết, đừng nên vội đi xộc vào nhà. Bạn cần chào hỏi chủ nhà và mọi người trong gia đình, xưng hô lịch sự và lễ phép. Trẻ thấy cha mẹ như vậy cũng sẽ học làm theo.

2. Không vào phòng riêng hay tự ý dùng đồ riêng của gia chủ

Một trong những quy tắc cơ bản của việc đến thăm nhà người khác là tôn trọng không gian cá nhân của họ. Phòng ngủ, giường ngủ là không gian riêng tư và trẻ cần hiểu rằng không nên xâm phạm nếu chưa có sự cho phép.

Cha mẹ cũng cần nhắc trẻ không được lục lọi ngăn kéo, tủ...  của gia chủ vì đó có thể là nơi họ cất những thứ quan trọng như tiền bạc, trang sức... Không ít người lớn có suy nghĩ "đừng chấp nhặt trẻ con" nên để trẻ tùy tiện xộc vào phòng người khác, thậm chí trèo lên giường... để rồi trẻ vô tình làm bẩn, hư, mất đồ đạc..., khiến cho cả hai bên khó xử, mích lòng. Nếu trẻ muốn chơi với đồ chơi của chủ nhân, bạn nên nhắc con hỏi chủ sở hữu trước. Chỉ khi được cho phép, trẻ  mới sử dụng đồ đó.

3. Biết nói cảm ơn, xin lỗi

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng hoàn cảnh là những biểu hiện của ứng xử có văn hóa, lịch sự trong quan hệ xã hội. Nói "cảm ơn" là cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác. Còn khi nói "xin lỗi",  trẻ sẽ hiểu rằng chúng đã gây ra phiền toái cho người khác và cần phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Việc biết nói "cảm ơn" và "xin lỗi" giúp trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh.

4. Dạy trẻ không nói lời nhận xét thiếu tế nhị

"Nhà cô xấu quá", "nhà này không sạch sẽ bằng nhà mình", "món này ăn dở tệ"... là những suy nghĩ của trẻ khi đến chơi nhà ai đó không được đẹp mắt, ưng ý như chúng nghĩ. Đơn giản vì trẻ con thường rất hồn nhiên, thành thật, nên chúng có xu hướng tự do nói ra những suy nghĩ trong đầu.

Để tránh gia chủ ngần ngại, xấu hổ, cha mẹ nên khuyên con không thốt ra những lời như vậy trước mặt gia chủ, và giải thích cho chúng vì sao lại không nên làm như vậy. Bạn nên lựa lời dạy trẻ tôn trọng cuộc sống cá nhân của người khác bằng cách không đưa ra những đánh giá quá vô tư, có phần thiếu lịch sự.

5. Dạy trẻ quy tắc trên bàn ăn

Quy tắc trên bàn ăn bao gồm mời cơm, cầm đũa bát, không xới đồ ăn lung tung, gõ đũa vào chén, bỏ mứa thức ăn... đều rất thiết thực, cần thiết trong văn hóa Á Đông. Do đó, việc rèn giũa trẻ nắm được các quy tắc này là quan trọng. Khi sang thăm nhà người khác, trẻ không quấy rối, làm ảnh hưởng đến bữa ăn tập thể và khiến mọi người bực mình.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần