6 biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

24/06/2023 16:00:44
Trong 5 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận khoảng 9.000 ca mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, lay lan nhanh và bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa.

Phụ Nữ Tiêu Dùng tổng hợp thông tin và giới thiệu 6 biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng mà các bậc phụ huynh nên biết để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

1. Vệ sinh cá nhân

Cả người lớn và trẻ em cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ, ngâm nước sôi trước khi sử dụng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt, không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Đồ chơi chung của trẻ tại trường nên được khử trùng mỗi buổi hoặc mỗi ngày. Với đồ chơi rửa được trong nước, tiến hành ngâm trong nước ấm với xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, phơi khô. Ngoài ra, có thể lau bề mặt bằng gạc cồn hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tẩy đã pha loãng với tỷ lệ 1:50, tráng lại với nước và hong khô. Với đồ chơi không rửa được bằng nước, có thể lau bằng gạc cồn, lưu ý các góc cạnh, chỗ nứt.

4. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Cho trẻ đi ngoài vào bồn cầu, bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloramin B. Tã lót chứa chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý hợp lý, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

5. Theo dõi phát hiện sớm

Trẻ em phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên. Trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo, lờ đờ, khó thở… cần được đưa đến cơ sở y tế, tổ chức cách ly, tạm nghỉ học để tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện tay chân miệng. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi phát bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh trở nặng.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần