Tràn lan mua bán, sử dụng thiết bị kích sóng gây nhiễu

16/08/2023 09:00:40
Thiết bị trạm lặp thông tin di động (thiết bị kích sóng di động) là thiết bị gây nhiễu mà người dân không được tự ý lắp đặt, sử dụng. Tuy nhiên, tình trạng mua bán thiết bị này vẫn diễn ra tràn lan.

Cục Tần số Vô tuyến điện - Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, trong tháng 7 vừa qua đã thanh tra, kiểm tra các đối tượng sử dụng tần số nhằm đảm bảo sự chấp hành các quy định pháp luật về tần số. Qua thanh tra, Cục đã phát hiện và xử xử lý tổng số 49 nguồn gây nhiễu có hại trong đó có 36 nguồn nhiễu là thiết bị kích sóng di động.

Thiết bị kích sóng di động là loại thiết bị vô tuyến điện hoạt động theo nguyên lý thu sóng tại nơi có cường độ sóng tốt rồi chuyển tiếp, khuếch đại và phát lại ở nơi có sóng yếu, nhằm cải thiện cường độ sóng.

Các loại thiết bị này nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho mạng thông tin di động. Tuy nhiên, người dân có thể dễ dàng mua trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội.

Được rao bán với giá từ 2 - 4 triệu đồng trên mạng, một bộ kích sóng di động thường bao gồm: đầu thu sóng, bộ chuyển đổi tần số, đầu phát sóng, dây dẫn kết nối.

P.H, một người bán thiết bị này với giá 2,3 triệu đồng, quảng cáo: “Vấn đề sóng kém, mất sóng điện thoại thường xảy ra ở những nhà trong ngõ sâu, thiết kế nhà kín, hoặc nhà của các bạn xa trạm của nhà mạng. Ở Việt Nam, các nhà mạng sử dụng các tần số 900MHZ, 1800MHZ, 2100MHZ và thiết bị này có cả 3 giải tần. Nó sẽ giúp sóng điện thoại ổn định và có thể chuyển sóng sang kênh khác nếu kênh sóng còn lại yếu hơn”.

Tuy nhiên, theo quy định, chỉ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động, có giấy phép sử dụng băng tần mới được sử dụng thiết bị kích sóng điện thoại di động trong hệ thống mạng thông tin di động, để lắp đặt tại các khu vực bị hạn chế vùng phủ sóng.

Do đó, việc các cá nhân tự ý lắp đặt thiết bị kích sóng di động sẽ gây làm nhiễu kết nối các cuộc gọi của các thuê bao di động khác trong khu vực. Thậm chí, các thiết bị này có thể ảnh hưởng tới trạm thu phát sóng di động của các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất công cộng...

Theo Điều 71 của Nghị định 15 năm 2020 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về gây nhiễu có hại có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 30 triệu đồng và tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần