Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 vì ăn thịt đỏ 2 lần/tuần

23/10/2023 09:00:22
Theo các nhà nghiên cứu tại Mỹ, ăn nhiều thịt đỏ, ngay cả khi chỉ ăn 2 lần/tuần cũng có thể tăng nguy mắc đái tháo đường type 2.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ lưu hành bệnh tiểu đường type 2 đã tăng mạnh ở mọi nơi trong ba thập niên qua. Hiện có hơn 400 triệu người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nhưng ước tính có hàng triệu người khác vẫn chưa biết họ đã chẳng may mắc phải căn bệnh này. 

Có nhiều yếu tố có thể giải thích mối liên hệ giữa thịt đỏ và bệnh tiểu đường type 2. Một trong số đó là hàm lượng sắt cao trong thịt đỏ.


Sắt là một nguyên tố thiết yếu để sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu. Tuy nhiên, việc dư thừa sắt  trong cơ thể có thể gây ra các phản ứng oxy hóa và viêm nhiễm, làm tổn hại các tế bào beta sản xuất insulin trong tụy. Bên cạnh đó, sắt cũng làm giảm khả năng phản ứng của các tế bào với insulin.

Một yếu tố khác là chất béo bão hòa trong thịt đỏ. Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, làm tăng huyết áp và gây xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chúng cũng có thể làm giảm khả năng phản ứng của các tế bào với insulin, gây kháng insulin.

Thịt đỏ đã qua chế biến có chứa chất bảo quản như nitrat, nitrit, natri hay các chất tạo màu có thể gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể, tạo ra các chất gây ung thư nitrosamine hoặc các chất gây viêm nhiễm. Các chất này có thể làm hỏng các tế bào beta hoặc làm giảm khả năng phản ứng của các tế bào với insulin.

Các chuyên gia tại Đại học Harvard (Mỹ) cho rằng việc thay thế thịt đỏ (thịt có màu đỏ khi chưa nấu chín như thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt nai, thịt cừu) bằng các nguồn protein từ thực vật như các loại hạt và cây họ đậu, có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Việc thay thế một khẩu phần các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ 22%.

Vì vậy, mỗi người nên giới hạn lượng thịt đỏ tiêu thụ xuống dưới 2 khẩu phần mỗi tuần (mỗi khẩu phần khoảng 85-100g). Nên chọn các loại thịt ít chất béo, ít chế biến, có nguồn gốc từ động vật ăn cỏ thay vì động vật ăn cám. Khi ăn thịt đỏ, nên ăn kèm các loại rau xanh, trái cây.

Các nhà khoa học nói thêm rằng ăn thịt thay thế cũng sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính cũng như giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời mang lại các lợi ích môi trường khác.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần