Suy thận nặng do uống cỏ mực sai cách

02/11/2023 11:00:54
Cỏ mực là loại cây có vị ngọt chua, hơi nhẫn, tính mát và điểm nhận diện đặc biệt là khi vò sẽ ra nước có màu đen như mực, thường được sử dụng để cầm máu và hạ nhiệt, hạ sốt. Gần đây, loại cây này được nhiều người truyền tai nhau là trị được bệnh suy thận. Điều này thực hư như thế nào?

Bệnh nhân P.V.H (Vĩnh Long) vốn bị suy thận độ 3 được điều trị tại Bệnh viện Bình Dân. Nhưng sau đó người này không tái khám theo lịch hẹn. Đầu tháng 10.2023, bệnh nhân quay lại bệnh viện khám vì ăn uống kém, da xanh xao, chân đau nhức không rõ nguyên do và cơ thể mệt mỏi. 

Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đã rơi vào suy thận cấp trên nền suy thận mạn, giai đoạn nghiêm trọng nhất và tính mạng đang bị đe dọa. Ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định nhập viện để lọc máu tránh nguy cơ hôn mê, tử vong do các biến chứng suy thận cấp gây ra.

Người này tiết lộ bỏ điều trị ở bệnh viện để uống cỏ mực và đậu đen vì tin lời truyền miệng rằng chúng giúp trị bệnh thận, mỗi ngày uống khoảng một nắm tay cỏ mực và 2 - 3 muỗng đậu đen. Sau khi uống liên tục trong hơn 3 tháng, người này rơi vào suy thận mức độ nặng.

Theo BS Lê Thị Đan Thùy, Trưởng khoa Nội thận - lọc máu BV Bình Dân, có những bệnh nhân tự ngưng điều trị, tự thay thế hoặc uống kèm thêm các loại lá cây không rõ nguồn gốc theo lời mách bảo trên mạng. Điều này dẫn tới hậu quả đáng tiếc là bệnh nhân rơi vào suy thận không thể hồi phục, phải lọc máu suốt đời.

Ngoài cỏ mực, hiện nay trên mạng còn lan truyền nhiều bài thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như cây rễ gió, cây mộc thông, cây nhạc ngựa, mộc phòng kỷ... Tất cả các cây này đều có chứa axit aristolochic - chất độc gây tổn thương thận, làm suy thận. Điều đáng ngại là những loại cây này đang được một số người lấy ngâm rượu uống với mục đích chữa bệnh, tẩm bổ...

Bác sĩ Thùy khuyến cáo người suy thận cần tuân thủ điều trị và có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý thì mới kiểm soát tốt biến chứng trên thận. Những bệnh nhân tuân thủ điều trị có thể bảo tồn chức năng thận ổn định dù phát hiện suy thận nhiều năm.

Người dân chỉ nên sử dụng cỏ mực trong các trường hợp như sau: chảy máu cam, ho khạc ra máu, đại tiện kiết lỵ ra máu; hoặc bị vết thương ngoài da gây mất máu; nóng trong người nổi mụn nhọt, nhiệt lở miệng; sốt xuất huyết…

Lượng dùng khoảng một nắm lá cỏ mực tươi (12 - 20g/ngày), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Nếu sốt phát ban, dùng khoảng 60g/ngày, sắc và chia 2-4 lần uống trong ngày. Lưu ý: Nếu triệu chứng không giảm thì cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế. 

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần