Thực hư lợi ích sức khỏe của bánh ngọt không đường, đường ăn kiêng

10/10/2023 08:00:01
Vì muốn cải thiện sức khỏe, nhiều người chọn mua các loại bánh kẹo, nước ngọt... được sản xuất từ đường ăn kiêng. Liệu những sản phẩm này có thực sự tốt cho cơ thể?

Thị trường bánh kẹo, đồ ăn, thức uống ngọt nói chung đã áp dụng tương đối phổ biến "công thức không đường", thực chất là "đường thay thế" giúp các bệnh nhân tiểu đường, những người "hảo ngọt" yên tâm, không phải lo lắng vì ăn đường.

Các sản phẩm đường ăn kiêng thay thế gồm maltitol, sorbitol, xylitol, erythritol, isomalt, lactitol… Những thành phần được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm "không đường" như bánh quy, bánh ngọt, thạch, kẹo, sữa chua, trà sữa, sữa có hương vị hay các đồ ăn nhẹ ngọt hằng ngày khác.

Đường thay thế này không phải là đường thật mà là một loại chất hóa học carbohydrate có vị ngọt. Carbohydrate ngọt này có 2 ưu điểm: Không hấp thụ được hoàn toàn trong ruột; Lượng calo thấp hơn đường thật.

Vì chất carbohydrate không được hấp thụ hoàn toàn, vẫn còn trong ruột vì sự xuất hiện của chúng sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, dẫn đến tăng hút nước vào lòng ruột, dẫn đến một nhược điểm đó là người dùng dễ bị tiêu chảy. 

Bệnh tiêu chảy do carbohydrate thay thế đường gây ra chỉ là "tiêu chảy thoáng qua", tức là sau khi bạn đi ngoài tóe nước vài lần sẽ không sao, về cơ bản không ảnh hưởng gì đến cơ thể.

Ngoài việc hấp thụ nước vào lòng ruột, các vi sinh vật trong ruột cũng lấy carbohydrate làm thức ăn ưa thích của chúng. Quá trình lên men của vi sinh vật làm tăng sản xuất khí trong ruột, đồng thời hoạt động quá mức của vi sinh vật cũng có thể gây ra một số phản ứng trong ruột. Đó là những lý do gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn ăn các sản phẩm ngọt "không đường" hằng ngày nhưng họ không có chuyện gì, tùy vào cơ địa của mỗi người. Việc một người ăn carbohydrate thay thế đường có bị tiêu chảy hay không, ăn bao nhiêu thì bị, điều này phải thử mới biết, không ăn thử không trả lời được.

Nhìn chung, các sản phẩm carbohydrate thay thế đường là an toàn, nhưng người ăn phải chú ý đến số lượng trong khẩu phần ăn. Để không bị đau bụng và tiêu chảy, số lượng ăn carbohydrate thay thế đường sẽ giới hạn mỗi ngày và mỗi lần ăn là:

  • Isomalt < 100g/ngày và < 25g/lần.
  • Xylitol < 50g/ngày và < 15g/lần.
  • Mannitol < 20g/ngày và < 5g/lần.
  • Maltitol < 50g/ngày và < 15g/lần.
  • Sorbitol < 50g/ngày và < 9g/lần.
  • Lactitol < 20g/ngày và < 5g/lần.
  • Erythritol chưa hạn chế ngày, < 35g/lần.

Với trẻ em, khả năng dung nạp có thể tương đối thấp, một người trưởng thành nặng 60kg nếu tiêu thụ quá 45g maltitol mỗi ngày mới bị tiêu chảy, trong khi với trẻ em thì 15g maltitol đã có thể gây tiêu chảy. Trường hợp trẻ bị dung nạp kém, chỉ cần ăn 25g maltitol một lúc là có thể bị tiêu chảy dữ dội.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị người dân nên kiểm tra thành phần thực phẩm ghi trên bao bì để theo dõi tổng lượng đường tiêu thụ.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần