Cảnh báo chất làm đầy căng da mặt có thể gây mù mắt, đột quỵ

04/08/2023 12:00:53
Ước tính đã có gần 100 trường hợp trên toàn cầu gặp biến chứng nguy hiểm như mù mắt, đột quỵ... liên quan đến kỹ thuật tiêm chất làm đầy căng da mặt.

Ngày 2/8, bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một nữ bệnh nhân 39 tuổi biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy mũi. Kết quả chẩn đoán của khoa mắt xác định mắt phải của bệnh nhân bị viêm màng bồ đào toàn bộ, tắc động mạch trung tâm võng mạc và thiếu máu vùng da mặt, da mũi, da trán.

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết bệnh viện cũng từng ghi nhận ít nhất 3 trường hợp biến chứng tương tự. Trường hợp đầu tiên vào năm 2016, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng yếu tay chân phải, mù mắt trái sau khi bị tiêm thẳng chất làm đầy vào vùng cạnh mũi. Sau một thời gian điều trị, chức năng vận động được cải thiện đáng kể, còn mắt mù vĩnh viễn.

Tiêm chất làm đầy làm căng da mặt (Dermal filler injection) là kỹ thuật thường được sử dụng trong thẩm mỹ để xóa các nếp nhăn. Chất làm đầy được sử dụng thường xuyên nhất là acid hyaluronic, một phân tử đường lớn (polysaccharide) có khả năng giữ một lượng nước gấp 500 - 1.000 lần so với trọng lượng của nó. Các phân tử này được cho là có khả năng thẩm thấu qua da và mạch máu.

Các biến chứng nguy hểm của chất làm đầy filler | VTV.VN

Sau khi tiêm chất làm đầy vào động mạch mũi bên, các phân tử acid hyaluronic sẽ di chuyển ngược dòng về gây thuyên tắc động mạch võng mạch trung tâm (gây mù lòa vĩnh viễn). Một số các phân tử có kích thước nhỏ hơn sẽ tiếp tục di chuyển về động mạch mắt, qua động mạch cảnh trong bên trái vào gây thuyên tắc tại các động mạch vùng vỏ não tận cùng (gây xuất huyết não). 

Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã cảnh báo về các biến chứng này và chỉ chấp thuận cho chỉ định tiêm các chất làm đầy đối với các trường hợp xóa nhăn phần mặt dưới (vùng quanh môi).

Để tránh "tiền mất tật mang", Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân tuyệt đối không lựa chọn cơ sở làm đẹp chỉ dựa vào tên gọi trên bảng hiệu như "thẩm mỹ viện", "viện thẩm mỹ", "spa". Khi thực hiện các dịch vụ làm đẹp (tiêm, chích, phẫu thuật, hút mỡ, laser...) phải lựa chọn các bệnh viện, hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ đã được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật và cấp phép.

Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở làm đẹp trái phép, có dấu hiệu vi phạm, người dân có thể gọi ngay đường dây nóng qua số 0989.401.155 hoặc phản ánh qua app: "Y tế trực tuyến" để Thanh tra Sở Y tế kịp thời phát hiện xử lý.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần