Trẻ em cũng có thể mắc bệnh cường giáp, cha mẹ chớ lơ là!

15/09/2023 11:00:59
Trẻ nhỏ mắc bệnh cường giáp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh...

Cường giáp là bệnh lý do tăng tiết hormone tuyến giáp quá mức vào trong máu, gây ra các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân, hay vã mồ hôi...

Dù bệnh thường gặp ở người trưởng thành và ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng theo thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), mỗi năm bệnh viện tiếp nhận không ít trường hợp bệnh nhi mắc bệnh lý cường giáp. Đa số trường hợp bệnh nhi nhập viện đều có một hoặc nhiều biểu hiện liên quan đến bệnh lý này như run tay chân, có khối to vùng cổ, không sưng tấy đỏ, mắt lồi, mạch nhanh…

Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp ở trẻ em rất đa dạng như do bệnh Basedow (chiếm tới 98%), các bệnh lý gây viêm tuyến giáp bẩm sinh, dùng iod thời gian dài dự phòng bệnh bướu cổ. Trẻ sơ sinh mắc cường giáp chủ yếu do mẹ của trẻ đã hoặc đang mắc bệnh cường giáp. Nếu mẹ bị cường giáp thì 2% trẻ sơ sinh cũng bị cường giáp. 

Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm đối với thần kinh (suy giảm trí nhớ, kích động, lú lẫn, nói sảng), tim mạch (rối loạn nhịp tim, suy tim), hệ cơ xương (nhược cơ, liệt cơ), chậm phát triển, ảnh hưởng đến ngoại hình thẩm mỹ của trẻ (mắt lồi, bướu cổ).

Đặc biệt, biến chứng cấp tính là cơn nhiễm độc giáp xảy ra đột ngột với các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, vã mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy, kích động, mê sảng, liệt cơ, hôn mê, nhịp tim rất nhanh, loạn nhịp, suy tim và cuối cùng dẫn đến trụy tim mạch… có thể gây tử vong cho trẻ.

Điều trị bệnh cường giáp trẻ em ưu tiên điều trị nội khoa. Nếu điều trị nội khoa mà bệnh tái phát nhiều lần hoặc không có kết quả thì có thể lựa chọn các phương pháp iod phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Do bệnh cường giáp nguyên nhân tiến triển từ bên trong cơ thể nên cha mẹ hầu như không phòng tránh được tuyệt đối cho con. Phụ huynh cần theo dõi, chăm sóc trẻ để phát hiện các biểu hiện sớm của cường giáp như: bướu cổ nhìn hoặc sờ thấy được, mắt lồi, sụp mí, khả năng tập trung kém, lo lắng hồi hộp, nóng, vã mồ hôi, run chân tay, tăng nhịp tim, sụt cân, chậm lớn… để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần