Trẻ dưới 2 tuổi bị bế xốc, rung lắc mạnh dễ mắc phải hội chứng nguy hiểm sau đây!

11/06/2023 15:00:05
Bế thốc khi trẻ đang nằm, tung trẻ lên cao, đưa võng mạnh… là những hành động tưởng chừng như vô hại nhưng có thể dẫn đến hội chứng “rung lắc” ở trẻ em, làm tổn thương não, để lại di chứng thần kinh hoặc thậm chí tử vong.

Hội chứng rung lắc ở trẻ là gì?

Hội chứng rung lắc (Shaken baby syndrome-SBS) là một dạng chấn thương đầu và não nghiêm trọng xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi bị rung lắc mạnh. 

Tỉ lệ mắc hội chứng rung lắc xảy ra cao nhất ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1/4 so với toàn bộ cơ thể. Trong khi khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, vì vậy, khi bị bế xốc, bồng lắc quá mạnh, đầu của trẻ sẽ gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không thể kiểm soát.

Trong đầu của trẻ sẽ có những khoảng trống giữa não và xương sọ để não tiếp tục phát triển. Khi trẻ bi rung lắc, xương sọ mềm không chịu được những lực này, từ đó chuyển lực tới não. Khi não không còn di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, gây ra những tổn thương nghiêm trọng như làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng

Hội chứng xảy ra do thói quen đung đưa nôi/ võng, bế thốc dậy, tung trẻ lên cao, đung đưa người khi ôm ấp dỗ dành trẻ… là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc hội chứng rung lắc. 

Thói quen này thường xuất phát từ việc mong muốn trẻ ngưng khóc. Trẻ khóc liên tục và không dỗ được khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc mất kiên nhẫn, bực bội hoặc mất kiểm soát, dẫn đến tình trạng rung lắc trẻ với cường độ cao. Ngoài ra, việc rung lắc cũng xảy ra khi chơi đùa với trẻ hoặc dỗ trẻ vào giấc ngủ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc hội chứng

- Trẻ thay đổi hành vi thông thường, không tiếp xúc

- Mắt đờ đẫn, lơ mơ, ngủ li bì hoặc hôn mê

- Da xanh tái, đặc biệt là vùng trán

- Khó nuốt, bú khó hoặc bỏ bú

- Khó thở, ngừng thở hoặc co giật

- Sưng, cứng cổ; cổ nghẹo về một bên, khó quay

Cần làm gì khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên?

- Nhanh chóng gọi cấp cứu, tránh đưa trẻ tới bệnh viện bằng các phương tiện thông thường

- Không bế xốc hay cố gắng lắc trẻ để tỉnh lại

- Nếu trẻ ngừng thở trước khi có cấp cứu hỗ trợ, cần phải hô hấp nhân tạo

- Bảo vệ vùng cổ khi nghi ngờ có chấn thương. Khi đó, nên xoay đầu trẻ nhẹ nhàng về một phía để tránh sặc và ngừng thở.

Một số lưu ý chăm sóc trẻ để tránh mắc phải hội chứng

- Tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như rung lắc võng, nôi

- Không bế thốc ngược hay vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa; không tát, đánh vào tai, đầu và mặt trẻ.

- Không nên để người đang tức giận bế ẵm trẻ. 

- Khi thấy trẻ quấy khóc, cần xác định xem trẻ có đói, mệt mỏi, ốm yếu hoặc cần thay tã không. Nếu không xác định được nhu cầu của trẻ, cha mẹ nên thử một hoặc nhiều cách sau: 

  • Ru trẻ, ôm trẻ vào lòng hoặc đi bộ với trẻ
  • Thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách hát hoặc nói chuyện với trẻ bằng giọng êm dịu
  • Nhẹ nhàng xoa hoặc vuốt lưng, ngực hoặc bụng của trẻ
  • Đưa cho trẻ núm vú giả hoặc cố gắng đánh lạc hướng trẻ bằng một tiếng kêu leng keng hoặc đồ chơi
  • Bật nhạc hoặc tiếng ồn trắng

Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng không kém gì so với tình trạng chấn thương sọ não thường gặp ở người trưởng thành. Đó là lý do vì sao các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, không nên chủ quan và cần chủ động trang bị kiến thức để con em không bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Nguồn: Tổng hợp

 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần