Nhận biết trẻ bị sốc nhiệt ngày nắng nóng và cách xử lý

17/06/2023 15:00:28
Trong những ngày nắng nóng, trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ bị sốc nhiệt do cơ thể chưa hoàn thiện và khả năng tự điều tiết nhiệt độ còn kém. Việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý khi sốc nhiệt là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ trong mùa hè này.

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt (tiếng Anh: heat stroke) là tình trạng thân nhiệt tăng cao đột ngột, thường trên 40 độ C. Lúc này, cơ thể tiết nhiều mồ hôi làm mất nước, chất điện giải, không có khả năng tiêu tan, tản mát nhiệt nội sinh, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt của thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc nhiệt có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong.

Phân loại sốc nhiệt

Sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm: sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức

  • Sốc nhiệt kinh điển (classic heatstroke): thường gặp ở người lớn tuổi, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh lý nền hay các rối loạn nội tiết. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể tiếp xúc một cách thụ động với môi trường có nhiệt độ quá cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.
  • Sốc nhiệt do gắng sức (exertional heatstroke): thường gặp ở người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường.  Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao, đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc nhiệt

Trẻ bị sốc nhiệt sẽ có những biểu hiện ban đầu như: mặt đỏ, thở gấp, lừ đừ, đau đầu, vã mồ hôi, hoa mắt, nôn mửa, người bứt rứt… 

Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhi có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sốt cao 40 - 41 độ C, mạch đập nhanh, sắc mặt tái nhợt. 

Khi bị nặng, trẻ sẽ rơi vào ngất xỉu, mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và dễ tử vong.

Cách xử lý khi trẻ bị sốc nhiệt

Khi thấy trẻ lừ đừ, mệt, bứt rứt, da xanh tái, cha mẹ có thể thực hiện sơ cứu ban đầu hoặc đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tránh để trẻ có những biểu hiện nặng như hôn mê, co giật thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách sơ cứu trẻ: Di chuyển trẻ ra khỏi chỗ nắng, nóng, cho nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Nới rộng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, quạt cho trẻ. Tuyệt đối không cạo gió, xoa dầu nóng, quấn kín trẻ. Thay vào đó, hãy dùng khăn thấm nước mát, lau khắp người, để ý vùng trán, gáy, nách để làm hạ thân nhiệt, có thể dùng thêm quạt mát để thoát nhiệt nhanh hơn.

Theo dõi thân nhiệt trẻ cho đến khi hạ xuống dưới 38 độ C. Cho bé uống nước lọc, thuốc oresol (pha đúng hàm lượng nước ghi trên bao bì) để bù các chất điện giải.

Về dinh dưỡng, bé nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, bổ sung thêm rau quả tươi.

Cách phòng sốc nhiệt trong mùa hè

  • Hạn chế cho trẻ ra đường vui chơi vui chơi hay tập luyện trong dưới thời tiết oi bức
  • Bôi kem chống nắng, cho trẻ mặc quần áo ngắn tay có vải mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi, sáng màu, kết hợp đội nón rộng vành.
  • Luôn mang theo nước lọc, nước điện giải cho bé uống nhiều lần trong ngày, không nên để trẻ cảm thấy khát nước rồi mới uống.
  • Trẻ vừa đi ngoài về nên nghỉ ngơi thêm 15 - 20 phút rồi mới vào phòng điều hòa. Ngược lại, khi định đưa trẻ ra ngoài thì tốt nhất nên tắt điều hòa trước khoảng 10 phút, đồng thời nên mở cửa sổ và cửa chính để không khí được đối lưu, giúp cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Nguồn: Tổng hợp

 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần