Sự thật về hút chì, thải độc da mặt

15/07/2023 13:00:44
Hiện nay trên mạng xã hội và các spa, thẩm mỹ viện quảng cáo rất nhiều về phương pháp hút chì thải độc tố cho da với những lời quảng cáo "có cánh" để "làn da sạch không tì vết", "hút chì thải độc điều trị mụn tốt nhất"...

Nhiều spa, cơ sở làm đẹp quảng cáo biện pháp hút chì, thải độc chì trên da mặt bằng mặt nạ hoặc máy hút, giúp thanh lọc làn da, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, da chết và sắc tố khiến da xỉn màu... Sau khi thực hiện quy trình thải độc, hút chì cho da, trên khăn hoặc bông lau mặt đổi màu sang đen hoặc xám đậm. 

TS Vũ Thái Hà, Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết hút chì cho da hoàn toàn không có cơ sở khoa học. "Da mặt không có chì để thải độc hay hút ra", vị chuyên gia khẳng định.

Sau khi được hấp thu (qua hô hấp, tiêu hóa và da), chì đi vào máu và có tới 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Sau đó, chì đi vào các tổ chức mềm và vào xương. Về lâu dài, chì sẽ tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt là ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì cơ thể tập trung ở xương, ở trẻ em là 70%. 

Một bác sĩ da liễu khác cho biết thêm, trên bề mặt da còn có chất nhờn, mồ hôi nên phản ứng hóa học tạo màu là bình thường. Khách hàng sẽ lầm tưởng đây chính là chì được thải độc ra khỏi cơ thể nhờ công nghệ làm đẹp này. 

Nhiễm độc chì toàn thân thường gặp ở những người làm việc lâu ở nhà máy hóa chất, xăng dầu có chì, nung, nấu chì, tinh chế chì; dùng thuốc cam, hồng đơn chứa nhiều chì; hoặc người dùng các sản phẩm mỹ phẩm có nhiều chì giúp bám chặt vào da.

Dấu hiệu của da nhiễm chì lâu ngày là: Da trở nên sạm màu, xỉn màu và có nhiều đốm đen xuất hiện; Da bị lão hóa, độ đàn hồi kém dễ bị chảy xệ và nhăn nheo; Mụn mủ, mụn bọc, mụn cám và da sần sùi, khô ráp... Do đó, họ khuyến khích khách hàng nên đi spa hút chì thải độc đều đặn 2 lần/tháng để đảm bảo da bạn luôn sạch và khỏe mạnh.

Nếu nghi ngờ nhiễm độc chì, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm về nồng độ chì trong máu, bác sĩ sẽ kết hợp với tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân để đưa ra các biện pháp giải quyết cụ thể. Nếu nồng độ chì máu tăng, bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc chì rõ thì cần điều trị toàn diện. Nếu nồng độ chì máu thấp dưới 10mcg/dL thì không cần điều trị hay can thiệp gì, chúng vẫn có khả năng tự đào thải qua thận và bài tiết.

Nguồn: Tổng hợp 

 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần