Rủi ro khi tự ý truyền dịch tại nhà

30/07/2023 08:00:58
Dù đã có không ít trường hợp gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong khi tự ý truyền dịch tại nhà nhưng nhiều người vẫn tin dùng dịch vụ này vì đơn giản, tiện lợi.

Theo đó, tình trạng người dân tự truyền dịch tại nhà để tăng miễn dịch, giảm đau đầu, mệt mỏi khá phổ biến. Chỉ cần gõ "truyền dịch tại nhà" trên Facebook, bạn sẽ nhận được những bài đăng quảng cáo dịch vụ tiêm thuốc, truyền đạm trái cây, truyền trắng da, truyền thải độc…. Người cung cấp dịch vụ sẽ đảm bảo phục vụ theo yêu cầu, có mặt nhanh nhất có thể.

Truyền dịch là biện pháp đưa dịch trực tiếp vào cơ thể. Dịch này có thể là nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng như glucose, đạm, chất béo, vitamin... Truyền dịch được ưa chuộng nhờ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng, gần như ngay lập tức sau khi dịch được truyền vào lòng mặt.

Tuy nhiên, không phải ai cứ “hễ thấy mệt” là được truyền dịch. Vì bổ sung không đúng các chất cần truyền hoặc truyền không đúng thời điểm cũng có thể gây nguy hiểm. Cụ thể, người bệnh bị mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn; truyền đường trong khi cơ thể thiếu natri sẽ làm máu loãng, gây phù não. Người già, thận yếu, truyền dịch không đúng còn có thể gây tai biến. 

Hiện đã có quy định rất rõ về việc quy định các cơ sở, bác sĩ được phép truyền dịch. Chỉ có bác sĩ được cấp chứng chỉ bác sĩ gia đình mới được phép truyền dịch tại nhà.

Trước khi truyền, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm máu, khám tim, phổi, đo mạch, huyết áp để quyết định có cần truyền dịch hay không và truyền loại nào, liều lượng bao nhiêu. Trong quá trình truyền, bác sĩ phải theo dõi, giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển của người bệnh.

Nhiều bệnh nhân từng truyền dịch tại nhà cho biết chỉ vài phút sau, họ có cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn… Có người khi được đưa đến bệnh viện còn rơi vào tình trạng vật vã kích thích, không đo được huyết áp, mạch đập nhanh, sốt 40 độ.

Truyền dịch không đúng kỹ thuật có thể gây vỡ mạch máu, bầm tím vị trí xung quanh kim. Một số trường hợp có thể gây ra phù nề ở vùng lân cận khi dịch thoát ra bên ngoài. Một số biến chứng khác như tụ máu, sưng nề lan tỏa dưới da hình thành nên cục máu đông gây viêm mô lan tỏa hoặc hoại tử da, hình thành sâu dưới da ở các ổ áp xe sau tiêm truyền.

Ngoài ra, điều kiện cấp cứu tại nhà không thể tốt và đầy đủ như ở các cơ sở y tế. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn.

Do đó, không phải cứ mệt mỏi, chán ăn là truyền dịch. Thay vì tự ý mua thuốc hoặc mời người về nhà truyền dịch khi chưa được khám, xét nghiệm và chỉ định từ bác sĩ, người bệnh có thể bổ sung dinh nước tốt nhất là bằng đường uống nước lọc, nước hoa quả, thức ăn loãng như súp, canh….

Mặt khác, khi truyền dịch, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm… người bệnh phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần