Những cách chống nóng sai lầm dễ khiến cơ thể "đổ bệnh"

06/07/2023 13:00:52
Cơ thể nóng bức, đổ mồ hôi, khô họng… là những trải nghiệm không mấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng, khiến chúng ta phải tìm cách “giải nhiệt” ngay lập tức. Tuy nhiên, ít người biết rằng có một số cách chống nóng phổ biến nhưng lại rất hại cho sức khỏe.

1. Uống nhiều nước đá

Vừa đi ngoài trời nóng, mất nước vì đổ nhiều mồ hôi, bạn thường có cảm giác thèm một ly nước đá mát lạnh để giải tỏa cơn khát. Tuy nhiên, đây là thời điểm bạn không nên vội uống nước đá nhất. Bởi cơ thể đang nóng, nếu bạn uống nước đá ngay thì có thể bị nhiễm lạnh đột ngột; các mạch máu trong dạ dày, trong ruột co thắt mạnh dẫn đến niêm mạc thiếu máu. 

Các chuyên gia khuyến cáo trong trường hợp này, bạn nên uống một cốc nước mát để cơ thể giải nhiệt từ từ. Để chống nóng hiệu quả hơn, bạn nên tăng cường uống nước lọc, nước hoa quả và các loại nước khoáng, giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn.

2. Để quạt thổi trực tiếp vào mặt, đầu

Những nơi được thổi gần nhất sẽ làm mồ hôi bốc hơi nhanh hơn, dễ gây choáng váng, nhức đầu, thậm chí là cảm lạnh. Do đó, khi để quạt thổi trực tiếp vào đầu, mặt cũng dễ khiến bạn chóng mặt, căng thẳng, mệt mỏi…

Cách sử dụng quạt mát mà không bị bệnh, chính là bạn nên chỉnh quạt quay và hướng lên cao để có thể lưu thông không khí trong nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên nằm ở hướng thổi của quạt mỗi khi nằm ngủ nhưng tránh để quạt thẳng vào người, đầu.

3. Tắm, gội ngay khi vừa đi nắng về

Khi vừa đi ngoài trời nắng về, cơ thể đổ nhiều mồ hôi gây khó chịu, nhiều người có thói quen đi tắm ngay để làm mát và thư giãn. Nhưng nếu làm như vậy, thân nhiệt bị giảm đột ngột có thể gây cảm, thậm chí gây đột quỵ.

Tốt nhất, khi vừa đi nắng về, bạn nên ngồi nghỉ ngơi khoảng 20 phút, để thân nhiệt hạ dần và cơ thể thích nghi với nhiệt độ phòng. Mọi người cũng cần lau khô mồ hôi trước khi tắm. Vào ngày nóng, sau khi tắm xong cũng không nên bước vào phòng máy lạnh hoặc ngồi ngay trước quạt vì dễ gây sốc nhiệt.

4. Dán miếng hạ sốt hoặc chườm túi lạnh quanh người

Miếng dán hạ sốt có thể mang lại tác dụng làm mát tạm thời nhưng không nên dùng thường xuyên, bởi vấn đề là nóng bên ngoài môi trường chứ không phải sốt bên trong cơ thể. Việc dán các miếng này làm che mất một vùng da đang cần được thoát nhiệt và đổ mồ hôi.

Dùng miếng chườm lạnh quấn quanh người có hại nhiều hơn lợi vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và quá mức có thể dẫn đến tổn thương da do lạnh, chẳng hạn như bỏng lạnh. 

5. Chỉnh điều hòa ở nhiệt độ quá thấp

Bật điều hòa nhiệt độ quá thấp có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt do nhiệt độ trong phòng có sự chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài. Ngoài ra, để nhiệt độ quá thấp vào ban đêm làm cho lưu lượng không khí không được tuần hoàn và lưu thông tốt, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp và gây một tình trạng khó chịu như cảm lạnh, khô da, khô họng…

Người dùng chỉ nên để nhiệt độ chênh khoảng 5 - 7 độ C so với nhiệt độ bên ngoài. Mức nhiệt lý tưởng vào khoảng 24 - 27 độ C và nên duy trì ở mức nhiệt này.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần