Cảnh báo đột quỵ, ngộ độc do trời lạnh đột ngột dịp cuối năm

19/12/2023 09:00:39
Trời lạnh đột ngột là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, béo phì, dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong. Mặt khác, nhiều trường hợp đốt than sưởi ấm trong phòng đóng kín dẫn đến bị ngộ độc khí CO phải nhập viện cấp cứu... Vậy người dân cần làm gì để phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh?

Trả lời phỏng vấn Báo Tuổi Trẻ, bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên khoa y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược (TP.HCM) - cho biết nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó.

Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi, co mạch gây tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.

Vào mùa lạnh, chúng ta thường ít vận động và ăn uống không lành mạnh. Điều này có thể gây lượng mỡ máu tăng lên, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn.

Những người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch thường dễ bị đột quỵ hơn vào mùa lạnh. Đối với người lớn tuổi, hệ thống miễn dịch và khả năng chịu đựng suy giảm, mạch máu không còn đàn hồi, trở nên cứng hơn và độ quánh của máu cũng tăng. Điều này khiến máu dễ bị vón, lưu lượng máu đến não giảm.

Bên cạnh đó, mùa lạnh cũng khiến nhiều người cao tuổi mắc các bệnh lý đường hô hấp.

Phòng ngừa như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh vào trời lạnh, người dân cần phải giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Khi tham gia hoạt động thể chất, nên mặc nhiều lớp áo, khi cơ thể ấm lên sau vận động thì có thể cởi bỏ bớt và mặc vừa đủ giữ ấm cơ thể. Nếu đang hoạt động ngoài trời lạnh và thấy mình đổ mồ hôi, như vậy cơ thể đang bị quá nóng và không ổn; nhất là đối với người có bệnh tim mạch thì tốt nhất nên nghỉ ngơi, cởi bớt áo khoác và vào ngay trong nhà.

Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ tim mạch, cần tuân theo nguyên tắc không hoạt động quá sức. Bởi khi trời lạnh, cơ thể sẽ phải gắng sức hơn bình thường nhằm giữ nhiệt độ cơ thể ổn định. Do vậy, việc đi bộ nhanh hơn bình thường gặp khi gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể cũng đã là gắng sức.

Mùa đông nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16-18 độ C, thường xuyên uống một ly nước ấm trước khi ngủ và dùng các thực phẩm, đồ uống ấm có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể.

Ngoài ra, cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, kiểm soát tốt các bệnh lý đang có, cần ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao, ổn định đường huyết ở người bệnh đái tháo đường (người bị bệnh đái tháo đường thận trọng với các mảng xơ vữa gây thiếu máu não).

Những người cao tuổi đang mắc các bệnh lý mạn tính cần tuân thủ điều trị theo chế độ điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm tránh bệnh nặng lên

Nguồn: Tuổi Trẻ Online, VnExpress

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần