Ba mẹ nên chuẩn bị tâm thế cho trẻ lần đầu đến trường như thế nào?

18/08/2023 10:00:36
Để trẻ không bị "sốc" khi lần đầu đến trường sau quãng thời gian dài gắn bó với ba mẹ, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý cho con từ sớm bằng những cách sau.

Trò chuyện cùng con nhiều hơn

Tâm lý thông thường của trẻ khi đến trường là cảm thấy lo âu, bất an khi bị chia tách và tiếp xúc với môi trường xa lạ. Những buổi đầu tiên đi học chắc chắn các con sẽ khóc, mè nheo, vùng vằng không muốn vào lớp học.

Vì thế, phụ huynh đừng quá lo. Trước khi đến lớp, ba mẹ nên trò chuyện với con, động viên con đến lớp để vui chơi, học được nhiều điều hay, có nhiều bạn bè mới. Đặc biệt, ba mẹ không nên nói những câu như "đi học ghê lắm, không ngoan là bị cô đánh", hoặc những câu "đi học có gì mà lo, bạn nào cũng đi học" vì sẽ khiến trẻ sợ cô giáo và muốn ở nhà hơn là đi học.

Về nhà, ba mẹ nên trò chuyện nhiều hơn cùng con, hỏi thăm về những hoạt động của con ở trường, bình tĩnh quan sát những tiến bộ của con từng ngày.

Không đột ngột đưa trẻ tới môi trường lạ

Để hành trình con đến lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, gia đình và nhà trường đều nên có một "bước đệm" chuẩn bị. Sai lầm là không nói gì với trẻ, đột ngột dắt trẻ vào lớp và tuyên bố là con đi học, hoặc nói dối trẻ là "mẹ đi chợ", "mẹ đi đây một lát, chút quay lại đón con", và để con ở lại trường cả ngày với người lạ.

Khi nhà trường chia lớp xong, ba mẹ có thể chủ động liên hệ giáo viên chủ nhiệm để con có thể xem trước mặt cô giáo cùng các hình ảnh về không gian lớp để trẻ hình dung. Đến ngày xếp lớp, trẻ sẽ có cảm giác thân quen.

Cùng con chuẩn bị vật dụng và một số kỹ năng cần thiết

Bố mẹ nên cùng với con liệt kê danh sách tất cả các món cần cho việc đến trường, trong lúc đó sẽ đặt câu hỏi hoặc giải thích cho trẻ: Vì sao món đồ ấy lại cần thiết. Dần dần về sau, bố mẹ sẽ tập cho trẻ thói quen tự chuẩn bị hành trang đến trường để trẻ trưởng thành hơn, lúc này, bố mẹ chỉ cần đóng vai trò đồng hành và kiểm tra sự chuẩn bị đó của trẻ.

Mặt khác, để con hòa nhập nhanh ở môi trường lớp học, ba mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng như nói chuyện lễ phép với giáo viên, giới thiệu về bản thân, lắng nghe, giơ tay khi muốn bày tỏ ý kiến, bày tỏ khi cần sự giúp đỡ…

Quan tâm con không phải là xét nét, "canh" cô giáo

Sự quan tâm của ba mẹ, đồng hành cùng con trong những ngày con mới đến trường, dù là con học mầm non hay tiểu học, đều cần thiết. Nhưng quan tâm, đồng hành tích cực không phải là xét nét, "canh me" camera, bắt lỗi cô giáo từng chút một.

Không ít phụ huynh tỏ ra xót con, sợ gửi con vào trường thì con không được chăm kỹ như ở nhà. Hoặc nhiều cha mẹ không tin tưởng các thầy cô giáo, sợ các cô không yêu thương con. Do đó, Không chỉ riêng trẻ, ba mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý cho bản thân trước.

Để chống "sốc" cho cả phụ huynh thì ba mẹ nên kết nối sâu với con, ngày ngày hỏi con cảm xúc thế nào. Điều nên làm là lắng nghe, cho con bày tỏ những cảm nhận thật của mình. Nếu con lo lắng thì hỏi con lo lắng vì điều gì, con buồn vì điều gì, con vui vì sao, để con được tỏ lòng. Sau đó, cha mẹ cùng con tìm ra giải pháp, thúc đẩy khả năng nơi con, cùng con vượt qua những thử thách.

Nguồn: Tổng hợp

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần