AQI là gì? Chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nhưng ít người biết và lưu tâm

27/02/2023 09:00:08

Ô nhiễm không khí hiện được đo bằng chỉ số chất lượng không khí (AQI). Đây được coi là một thước đo cho biết không khí xung quanh sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn.

AQI là gì?

AQI là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, sử dụng tương tự như thước đo để đánh giá không khí xung quanh chúng ta sạch hay ô nhiễm. Nếu ô nhiễm thì mức độ cao hay thấp.

Các quốc gia khác nhau có thang đo AQI riêng, tương ứng với tiêu chuẩn không thống nhất về chất lượng không khí của từng quốc gia.

Các chất ô nhiễm không khí được đo bằng AQI

Có sáu chất ô nhiễm không khí được đo trong công thức chỉ số, bao gồm:

PM2.5.

PM10.

Carbon monoxide.

Lưu huỳnh đioxit.

Nitơ đioxit (NO2).

Tầng Ozone

Theo IQ Air, đầu tiên chỉ số AQI được ấn định dựa trên chất gây ô nhiễm không khí có số AQI cao nhất tại thời điểm đo chất lượng không khí. Chỉ các chất ô nhiễm có sẵn từ một trạm giám sát chất lượng không khí nhất định mới được đo và nhiều chất không bao gồm tất cả sáu chất ô nhiễm như nhau.

Chất lượng không khí thay đổi suốt cả ngày, do đó AQI của một địa điểm được giám sát thay đổi theo mức nồng độ chất ô nhiễm không khí đo được.

AQI là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày, để đánh giá không khí xung quanh sạch hay ô nhiễm.

Chỉ số AQI được tính như thế nào?

Chỉ số AQI là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Mục đích nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí ở thời điểm hiện tại và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chỉ số này được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí.

Theo Tổng cục Môi trường, AQI được áp dụng cho 2 loại:

AQI ngày là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 ngày.

AQI giờ là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 giờ.

AQI được tính toán cho từng thông số quan trắc khác nhau. Mỗi thông số sẽ xác định được một giá trị AQI cụ thể.

Tại Việt Nam, các thông số thường được sử dụng có quy định trong quy chuẩn Việt Nam bao gồm: SO2, CO, NO2, O3, TSP, bụi thô (PM10), bụi mịn (PM2.5), Pb(chì).

Giá trị AQI được công bố là giá trị lớn nhất trong các giá trị AQI của mỗi thông số.

Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của các thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.

Khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người để so sánh, đánh giá, cụ thể.

Thang điểm chất lượng không khí AQI

aqi-la-gi-chi-so-anh-huong-rat-lon-den-suc-khoe-nhung-it-nguoi-biet-va-luu-tam

Chỉ số ô nhiễm không khí AQI.

AQI từ 0-50: Màu xanh. Chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

AQI từ 51-100: Màu vàng. Chất lượng không khí trung bình. Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài.

AQI từ 101-200: Màu da cam. Chất lượng không khí kém. Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài.

AQI từ 201-300: Màu đỏ. Chất lượng không khí xấu. Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người khác hạn chế ở bên ngoài.

AQI 301-500: Màu nâu. Chất lượng không khí nguy hại. Mọi người nên ở trong nhà.

(Nhóm nhạy cảm bao gồm: Người già, trẻ em và những người mắc bệnh hô hấp).

Chỉ số AQI ngày một tăng cao

Thông tin từ iqair.com cho biết, hết năm 2021, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam cao gấp 4,9 lần mức độ không khí đảm bảo của WHO. Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5/9 quốc gia. Xét trên toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 36/117 quốc gia có nồng độ PM2.5 cao nhất.

Trước các nguy cơ và tác động sức khỏe do ô nhiễm bụi PM2.5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cập nhật Hướng dẫn toàn cầu về Chất lượng không khí xung quanh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước các chất ô nhiễm. Trong đó thắt chặt các ngưỡng khuyến nghị, cụ thể từ 10 μg/m3 xuống 5 μg/m3 đối với nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm.

Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra tác động sức khỏe của bụi mịn ô nhiễm không khí từ bụi PM2,5 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Ngoài ra, ô nhiễm không khí là một trong năm yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm, chỉ xếp sau cao huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và nguy cơ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng Sức khỏe, cứ 10 người thì có 9 người hít thở không khí có nồng độ bụi PM 2.5 cao hơn 10 µg/m3 (mức khuyến cáo năm 2004 và mức lộ trình II theo khuyến cáo năm 2021 của WHO).

Theo như tính toán từ các chuyên gia thuốc EPA – Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ cho biết, chỉ số AQI có những thông số ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm:

– Ozone mặt đất: Những chất ô nhiễm xuất phát từ nhà máy, xí nghiệp, xe cộ… rồi phản ứng hóa học với ánh sáng của mặt trời.

– Ô nhiễm phân tử: Đánh giá qua chỉ số PM 2.5, PM 10. Hạt bụi này sẽ đi vào trong đường hô hấp của con người thông qua hít thở. Chúng được hình thành từ những chất như nitơ, sunphua, cacbon cũng những hợp chất khác. Ngoài ra loại hạt PM 2.5 còn được sinh ra từ việc đốt rác thải, nhiên liệu hóa thạch, bụi công trình, nhiên liệu xe cộ, hút thuốc, phá rừng.

– Chỉ số sulfur dioxide, carbon monoxide, nitrogen dioxide

– Mỗi một chất là tác nhân gây ra ô nhiễm thì EPA đã thiết lập nhưng tiêu chuẩn chỉ số chất lượng không khí quốc gia nhằm bảo vệ sức khỏe con người.

AQI ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chỉ số AQI hiện nay đang nằm trên mức báo động vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Dưới đây là những ảnh hưởng do AQI với sức khỏe:

AQI ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Những tác động của ô nhiễm không khí trên đường hô hấp phụ thuộc vào loại và sự pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng độ trong không khí, thời lượng tiếp xúc, lượng chất gây ô nhiễm được hít vào và lượng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào phổi.

Khi PM10 đi vào cơ thể bằng đường dẫn khí, tích tụ lại phổi thì PM 2.5 lại nguy hiểm hơn vì chúng khá bé nên dễ dàng luồn lách vào tĩnh mạch, túi phổi, xâm nhập cả vào tuần hoàn máu. Chính bụi PM2.5 kết hợp cùng NO2, SO2, CO nhiều sẽ ngăn cản Hemoglobin kết hợp với oxi làm tế bào bị thiếu oxi.

Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng có thể được nhìn thấy ngay sau khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng đường hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn.

Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Chất lượng không khí xuống thấp khiến bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang đi khám rất đông. Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, do đó, đây là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trường, khí hậu.

AQI ảnh hưởng đến tim mạch

Một số nghiên cứu đã cho thấy không khí ô nhiễm mang tác động lớn tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch và làm gia tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Cụ thể các loại bụi kích thước nhỏ, chất kháng viêm trong bụi hay chất hóa học dễ dàng được phát tán từ phổi vào trong hệ tuần hoàn. Từ đó ảnh hưởng đến tim mạch.

Nguyên nhân do không khí ô nhiễm làm ảnh hưởng đến việc co thắt, giãn nở mạch máu. Thông qua tác động của khói thuốc lá, không khí ô nhiễm thì các mạch máu này giảm kích cỡ, lưu thông huyết mạch bị cản trở. Thêm vào đó nó còn gia tăng nguy cơ hình thành những cục máu động tại động mạch – tác nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim.

AQI ảnh hưởng đến quá trình sinh sản

Tại các khu vực ô nhiễm không khí, nữ giới sinh sống lâu tại khu vực này có nguy cơ sinh con bị tự kỷ cao đến 2 lần so với những người bình thường. Đặc biệt mức độ ảnh hưởng này sẽ càng gia tăng nhiều hơn khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Cùng với đó, không khí ô nhiễm còn được cho là có liên quan đến sụt giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.

Chỉ số AQI hiện nay đang nằm trên mức báo động vì nó gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Ảnh: TL

AQI ảnh hưởng đến thận và một số cơ quan khác

Ô nhiễm không khí cũng có liên quan mật thiết, chặt chẽ đối với bệnh nhân mắc bệnh thận, nhất là suy thận. Nguyên nhân được cho là vì ô nhiễm không khí đã tạo gánh nặng nhiều khiến cho thận làm việc quá sức cũng không lọc được hết những phân tử ô nhiễm ở trong máu. Điều này khiến cho chức năng thận suy giảm, hình thành bệnh lý nguy hiểm.

Ngoài ra chỉ số chất lượng không khí AQI còn ảnh hưởng xấu đến một số cơ quan, bộ phận khác như:

Yếu xương cốt: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy xương liên quan. Tác động này tương tự như tác động của khói thuốc lá đến hệ xương của cơ thể.

Lão hóa da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế bào da và ảnh hưởng đến khả năng tự tái tạo của da, gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa khiến làn da trở nên xấu đi.

Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các bệnh viện cũng thường tiếp nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn.

Biện pháp khắc phục khi chỉ số AQI cao?

Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc. Cây xanh giúp cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống hơn.

Đi xe đạp hoặc chọn các phương tiện công cộng để di chuyển.

Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi.

Nâng cấp đường xá để hạn chế khói bụi đường gây ra.

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường mỗi ngày.

Thực hiện dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên.

Hạn chế sử dụng các hóa chất như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng…

Theo GĐ

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần