Từ 1/1/2023, các thủ tục hành chính liên quan ra sao khi không còn sổ hộ khẩu?

13/12/2022 08:00:07

Đến ngày 31/12 tới đây, SHK sẽ chính thức hết giá trị sử dụng.

Dự thảo nghị định do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, trong đó hàng loạt thủ tục liên quan đến hộ khẩu sẽ có sự thay đổi.

Trong đó nội dung về bỏ các quy định yêu cầu công dân phải nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện các thủ tục hành chính được người dân rất quan tâm. Tuy nhiên nhiều người cũng đặt ra thắc mắc, vậy khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến SHK như trước đây thì giờ sẽ thực hiện thế nào?

Dự thảo dự kiến sửa đổi các quy định trong 19 nghị định hiện có quy định về nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, tạm trú hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu về cư trú, chủ yếu thuộc các lĩnh vực giáo dục; y tế; đất đai, thuế, điện lực, thông tin truyền thông, và an sinh xã hội… theo hướng bỏ các quy định này.

Thay vào đó, khi thực hiện các thủ tục nói trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: thẻ căn cước công dân gắn chip, giấy tờ xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cụ thể, về việc miễn, giảm học phí theo Nghị định 81/2021, từ 1/1/2023, khi làm hồ sơ đề nghị, người dân không cần cung cấp sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú, thay vào đó chỉ cần cung cấp giấy khai sinh hoặc CCCD/CMND, hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tương tự, khi thực hiện các thủ tục về hộ tịch theo Nghị định 123/2015, tới đây, người yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, kết hôn, khai tử…) sẽ không còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú (bao gồm cả sổ hộ khẩu), thay vào đó chỉ cần dùng CCCD gắn chíp.

Hay như việc mua điện phục vụ mục đích sinh hoạt theo Nghị định 137/2013, bên mua điện sẽ không cần cung cấp bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú như trước đây, thay vào đó chỉ cần có đề nghị mua điện và thông tin về cư trú của hộ gia đình tại địa điểm mua điện hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng địa điểm mua điện.

Khi làm hồ sơ đăng ký mua điện, người mua chỉ cần cung cấp bản sao của một trong các giấy tờ như CCCD/CMND hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Hoặc việc xác định sử dụng đất lâu dài theo Nghị định 43/2014, cơ quan chức năng sẽ không còn căn cứ vào thời gian sử dụng đất ghi trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú nữa, thay vào đó là CCCD/CMND hoặc giấy xác nhận thông tin về cư trú, thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Ngoài ra, dự thảo Nghị định quy định cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công chỉ được phép yêu cầu công dân nộp, xuất trình giấy tờ chứng minh thông tin về cư trú khi không khai thác được thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Người dân cũng như cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính sẽ khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết 31-12-2022.

Dự thảo cũng nêu rõ 5 cách thức để khai thác, sử dụng thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Cụ thể, sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip như giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ căn cước công dân gắn chip;

Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ căn cước công dân; tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua cổng dịch vụ công để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch dân sự;

Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú và sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Tổ Quốc

4 thói quen khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể lên tới...
Những hành động vô tình trong cuộc sống thường ngày cũng có thể tăng nguy cơ...
4 loại rau "tẩy" dầu mỡ rất tốt, tuần ăn 3...
Đây chính là những món rau giúp thải mỡ, giảm cân...
Loại thảo mộc ngọt hơn đường gấp 200 đến...
Cỏ ngọt ít calo, không ảnh hưởng đến lượng...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được ví là...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được nhiều chuyên...
Dàn diễn viên mới trong Táo quân 2024 có tạo nên...
VTV vừa công bố những hình ảnh và thông tin về...
Bài Hay Trong Tuần