Sự thật về chống nắng

03/12/2022 11:00:39

"Vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc chống nắng nói chung, cũng như chống nắng như thế nào là đúng theo Tây y hiện đại nói riêng", bác sĩ da liễu Trương Hoàng Anh Thư nhận định.

Chống nắng là thói quen suốt 365 ngày của chúng ta.  Thế nhưng, vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa của việc chống nắng cũng như chống nắng như thế nào là đúng theo tây y hiện đại. Cùng bác sĩ da liễu Trương Hoàng Anh Thư tìm hiểu hai khái niệm này:

Thế nào là hiểu đúng về “chống nắng”?

“Chống nắng là bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt” - nhận định này đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, làn da chúng ta cũng cần được bảo vệ khỏi những tia cực tím (tia UV) có trong ánh sáng mặt trời. 

Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời được phân thành 3 loại là UVA, UVB và UVC. Trong đó, tia UVC là tia cực tím hầu như không qua được tầng ozone để xuống trái đất, nên chỉ có tia UVA và UVB với những bước sóng khác nhau ảnh hưởng tới da và sức khỏe con người.

Tia UV xuất hiện trong khoảng từ 6-18g, thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất là từ  10-16g. Khi cơ thể con người tiếp xúc với tia UV trong một khoảng thời gian liên tục có thể gây rát nóng, bỏng nhiệt và lâu dần sẽ gây ung thư da. 

Vậy, chúng ta không chỉ thoa kem chống nắng vào những ngày nắng nóng mà còn vào cả những ngày trời râm mát, có mưa, nhiều mây, dù trong nhà hay ra phố. Chỉ có như thế, làn da mới có thể được bảo vệ tối ưu khỏi tia UV từ ánh sáng mặt trời và giảm nguy cơ ung thư da.

Chỉ cần kem chống nắng là đủ?

Để cơ thể được bảo vệ tối ưu khỏi tia UV từ mặt trời, chúng ta nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10-16g, vì đây là lúc các tia UV hoạt động mạnh nhất. Kể cả những ngày trời u ám vẫn có đến 80% tia UV có thể xuyên qua các đám mây. Thế nên, nếu bắt buộc phải hoạt động ngoài trời, chúng ta nên ở trong bóng râm càng lâu càng tốt.

- Mặc quần áo có độ che phủ cao. Chỉ khi cơ thể được che chở, chúng ta mới có thể giảm được một phần nguy cơ da và sức khoẻ bị tác động bởi ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể chọn mặc quần áo dài, đội mũ rộng vành, đeo kính, khẩu trang,..

- Nên sử dụng kem chống nắng ở bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da vào buổi sáng và thoa kem chống nắng sau mỗi 2 - 4 giờ.

- Để bảo vệ đôi mắt, việc cần thiết chính là mang kính râm, tốt nhất nên chọn loại kính có thể bảo vệ đôi mắt khỏi các tia UV.. 

- Cuối cùng, hãy nhớ thường xuyên kiểm tra sức khỏe của làn da. Nếu có bất cứ những thay đổi về kích thước, hình dạng hay màu sắc của da hoặc xuất hiện những vết bớt, nốt ruồi và đốm nâu bất thường trên da, việc đầu tiên bạn cần làm là đến tìm các bác sĩ da liễu.

su-that-ve-chong-nang

Những sai lầm và sự thật đằng sau cụm từ “kem chống nắng”

Chúng ta luôn biết, kem chống nắng luôn luôn phải là bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da ban ngày. Lý do tại sao? Đơn giản là vì bản chất của kem chống nắng chính là “lớp áo” và là “tấm khiên” cuối cùng trên da, giúp cản những tia UV có hại cho da. Thế nhưng, vẫn có những sai lầm mà chính chúng ta có thể mắc phải mỗi ngày khi nhắc về việc “chống nắng”.

Sai lầm thứ nhất: Chỉ nên thoa kem chống nắng và bảo vệ làn da khi biết mình sẽ ra ngoài

Theo thống kê, 70% dân số Việt Nam cho rằng, nếu chỉ cần ở trong nhà thì việc chống nắng là không cần thiết. Tuy nhiên, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho biết, tia UV (đặc biệt là UVA) có sức “công phá” rất lớn, chúng xuyên qua mọi lớp vải, cửa kính, thậm chí xuyên qua một khối bê tông cốt thép dầy 1m và chiếu thẳng vào làn da mỏng manh của bạn. Chính vì thế, nếu không dùng kem chống nắng hay bảo vệ làn da kỹ càng, trong lúc bạn đang rung đùi trong nhà tia UV vẫn xâm chiếm và tàn phá, kéo theo nếp nhăn và nhiều vấn đề da như nám, tàn nhang, sạm màu.

Sai lầm thứ 2: SPF càng cao thì càng tốt

Bạn đang nghĩ nếu sử dụng kem chống nắng với SPF 80 hoặc 100 có nghĩa là an toàn hơn SPF 30 và 50. Sự thật hoàn toàn không đúng. Nghiên cứu được công bố trên International Journal of Cancer (Tạp chí Ung thư Quốc tế) nói rằng SPF hiện tại không mang ý nghĩa cho việc chúng ta được ở bao lâu dưới nắng, mà thể hiện % chống tia UVB. Ví dụ như SPF 30 ngăn chặn 97% tia UVB và SPF 50 ngăn chặn 98% tia UVB. Vì hiểu nhầm này, những người sử dụng SPF cao thường có xu hướng ở ngoài nắng lâu hơn 25% so với những người sử dụng SPF thấp và hiển nhiên nguy cơ bị tổn thương da cao hơn. 

Sai lầm thứ 3: Kem chống nắng là một công cụ duy nhất bảo vệ làn da của bạn khỏi tia cực tím

Thực tế, có nhiều cách để giảm tiếp xúc với bức xạ tia cực tím. Các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng hay viên uống chống nắng cùng với việc mặc quần áo bảo vệ, ở trong bóng râm khi có thể và tránh các hoạt động ngoài trời khi nắng gay gắt nhất.

Nguồn: VTVnews

 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần