Phỏng cồn ở trẻ em: Những điều cần lưu ý

03/12/2022 11:00:54

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) gần đây có tiếp nhận những trường hợp trẻ bị phỏng cồn với tình trạng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nhằm giúp phụ huynh và người chăm sóc trẻ phòng tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, cách xử trí đúng khi trẻ không may bị phỏng cồn, Bệnh viện Nhi đồng 1 lưu ý một số vấn đề liên quan như sau:

Phỏng là một tai nạn thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 18 - 36 tháng; nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, hóa chất, dòng điện hay bức xạ gây ra những tổn thương ở da khi mức độ nhẹ.Trong nhiều trường hợp nặng có thể gây ra rối loạn huyết động, nhiễm trùng vết phỏng, giảm nuôi dưỡng vùng cơ thể bị phỏng... Điều trị phỏng đòi hỏi nhiều công sức, tốn kém và có thể để lại di chứng nặng nề về thẩm mỹ và chức năng.

Phỏng cồn là loại phỏng rất nguy hiểm bởi vì dễ bắt cháy và lây lan ra các vật liệu khác, đồng thời lửa cồn màu xanh rất khó nhìn thấy khi lửa nhỏ khiến nhiều người không để ý, vô tình tiếp thêm cồn dẫn đến lửa sẽ bùng lên và gây ra tai nạn. Phỏng cồn thường phỏng ở mặt, thân trước, tứ chi hoặc thậm chí phỏng đường hô hấp.

Khi trẻ bị phỏng cồn cần:

- Nhanh chóng tách trẻ ra khỏi tác nhân gây phỏng.

- Dùng nước để dập lửa và cởi bỏ quần áo bị cháy nếu có thể.

- Ngay khi trẻ bị phỏng, thân nhân cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị phỏng). Nếu trẻ bị phỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt; nếu vùng bị phỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị phỏng.

- Dùng băng gạc băng chỗ phỏng và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời ngay sau khi sơ cứu.

- Tuyệt đối không chủ động làm vỡ vùng da bị rộp nước; không bôi dầu, kem đánh răng, rượu hay đắp các loại lá, loại thuốc không đúng, không đảm bảo sạch lên vết thương gây nguy hiểm cho trẻ vì sẽ làm tổn thương nặng thêm, dễ viêm nhiễm lan rộng ra và nhiễm trùng nặng.

Để dự phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra, người nhà cần:

- Không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn, đặc biệt là nấu bằng cồn. Chú ý trông chừng trẻ khi ngồi trên bàn ăn có bếp lò dùng cồn để nấu.

- Cần hết sức chú ý thường xuyên trông trẻ khi nấu ăn để tránh trẻ đột ngột chạy đến bếp nấu.

- Đối với những trẻ đã nhận thức được, cần cho trẻ biết những hiểu biết cơ bản để phòng tránh các tai nạn gây nên phỏng. Hướng dẫn cho trẻ những điều cần làm nếu không may xảy ra tai nạn.

- Nên học kỹ thuật sơ cứu để hạn chế tổn thương khi trẻ không may bị phỏng cồn.

Nguồn: VTVnews

 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần