Cách đảm bảo an toàn thực phẩm đề phòng ngộ độc Botulinum

02/06/2023 20:00:00
Thời gian qua, một số tỉnh, thành phố ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính liên quan độc tố Botulinum. Vậy “bảo quản thực phẩm thế nào để tránh dẫn tới ngộ độc Botulinum?” là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm.

Ngộ độc Botulinum là gì?

Ngộ độc Botulinum (hay ngộ độc Botulism) là tình trạng hiếm gặp nhưng độc tố có thể tấn công vào các dây thần kinh của con người, gây khó thở, tê liệt cơ, thậm chí tử vong.

Độc tố Botulinum có bản chất là protein, dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi
Vi khuẩn Clostridium botulinum 

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc, tồn tại trong môi trường thiếu oxy, như trong đất, bùn, chất thải và thức ăn hỏng. Các thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum.

Khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm chứa độc tố Botulinum, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong ruột non, khiến độc tố xâm nhập vào hệ thần kinh, gây ra tình trạng ngộ độc.

Các loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc Botulinum

Trao đổi với Báo Pháp Luật TP.HCM, ThS-BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa BV Nguyễn Tri Phương, cho biết: "Thực phẩm gây ngộ độc Botulinum thường gặp nhất là thịt hộp, đặc biệt là thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo.

Theo bác sĩ Phương, các thực phẩm không được nấu chín trước khi ăn hoặc nấu chín nhưng để lâu dẫn đến bị ôi thiu cũng có thể gây ngộ độc".

Bên cạnh đó, sử dụng túi hút khí chứa đựng thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, sử dụng tủ lạnh không đúng, đun lại không đủ chín trước khi ăn cũng dẫn đến ngộ độc Botulinum.

Cách đảm bảo an toàn thực phẩm phòng ngộ độc Botulinum

Phụ nữ Tiêu dùng tổng hợp một số cách phòng tránh ngộ độc Botulinum:

- Chỉ sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không dùng thực phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

- Ăn chín, uống sôi. Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín.

- Thực phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Tránh bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài hoặc bảo quản thực phẩm quá lạnh.

Người dân nên cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm muối chua vì dễ sản sinh độc tố Botulinum.

- Các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối...) cần đảm bảo phải chua, mặn theo như khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

- Tránh tiếp xúc với đất, bùn hoặc chất thải bẩn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc tố Botulinum.

- Hạn chế sử dụng thiết bị đóng túi hút chân không tạo điều kiện môi trường yếm khí thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Hy vọng những thông tin mà Phụ nữ Tiêu dùng chia sẻ sẽ giúp độc giả hiểu thêm về mức độ nghiêm trọng của độc tố Botulinum cũng như cách phòng ngừa ngộ độc.

Nguồn: Tổng hợp

4 loại rau "tẩy" dầu mỡ rất tốt, tuần ăn 3 lần sẽ thải...
Đây chính là những món rau giúp thải mỡ, giảm cân cực tốt trong mùa này mà...
Loại thảo mộc ngọt hơn đường gấp 200 đến...
Cỏ ngọt ít calo, không ảnh hưởng đến lượng...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được ví là...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được nhiều chuyên...
Dàn diễn viên mới trong Táo quân 2024 có tạo nên...
VTV vừa công bố những hình ảnh và thông tin về...
Ăn món khoái khẩu lạp xưởng nướng đá 'hot...
Về nguồn gốc chế biến lạp xưởng và đá nướng...
Bài Hay Trong Tuần