Bốn cơ chế dưỡng ẩm cho làn da

26/06/2023 12:00:32
Là phái đẹp, cô gái nào cũng mong muốn mình sở hữu làn da mịn màng, ẩm mượt. Thế nhưng, trên thực tế có nhiều nàng phải chịu cảnh “sống chung với lũ” khi làn da thường xuyên bị khô sạm, bong tróc khiến nàng mất tự tin, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc.

Dấu hiệu da thiếu ẩm

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bề mặt da khô ráp. Đây là biểu hiện dễ dàng nhận thấy ở một làn da báo động thiếu ẩm ở mức độ khá cao. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bạn đang sử dụng serum đặc trị khiến làn da bị mất nước (như AHA, BHA, retinol...) hoặc kem dưỡng không đủ mạnh để khóa ẩm.

Tồi tệ hơn, da mặt sẽ bị căng khô và bong tróc vùng da mũi, má, cằm. Tình trạng này thường chỉ xảy ra khi tiết trời vào đông, khi thời tiết hanh khô. Nhưng nếu điều đó xuất hiện vào mùa hè và thu thì đồng nghĩa với việc làn da của bạn đang thiếu ẩm trầm trọng.

Khi da đã khô đến mức nhất định, dầu sẽ tiết ra nhiều hơn gây nên tình trạng bóng dầu và nhờn rít. Điều này xảy ra do lỗ chân lông được da báo hiệu rằng bản thân đang rất cần ẩm, rất cần sự hỗ trợ từ các tuyến bã nhờn và chúng hoạt động hết công suất gây nên tình trạng này. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên mụn viêm, sưng, trứng cá.

4 cơ chế dưỡng ẩm, phục hồi cho da

Để có thể khắc phục tình trạng da thiếu ẩm trong bối cảnh thời tiết thất thường như hiện nay, bạn cần chú ý những cơ chế sau: 

Khóa ẩm (Occlusives) là những thành phần có trong kem dưỡng ẩm, kết hợp với chất cấp ẩm chống lại tình trạng da bị khô căng do mất nước từ bên trong. Có thể nói, khóa ẩm được mệnh danh như là “vỏ bọc” bên ngoài, giúp bạn ngăn ngừa sự bốc hơi của chất cấp ẩm ra khỏi da.

Các sản phẩm có chứa thành phần khóa ẩm rất thích hợp với da thường đến da khô, bởi khả năng giữ ẩm của chúng khá tốt trong thời gian dài. Thế nhưng, với các nàng da nhờn thì lại là “bất lợi”, bởi kết cấu kem dưỡng có độ đậm đặc và chứa nhiều dưỡng chất gây bí da, tắc nghẽn lỗ chân lông…

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa thành phần khóa ẩm như: Mineral Oil, Lanolin, Triglycerides, waxes, Allantoin… và một số loại dầu như dầu dừa, Coconut, dầu Olive, dầu Jojob, dầu hạt hướng dương… để giữ ẩm cho da.

Cấp ẩm (Humectants) là những thành phần có khả năng hút chất ẩm từ môi trường của nó và giữ lại trên bề mặt da. Thường thì chúng hút nước từ không khí, khi độ ẩm không khí trên 70%.

Thế nhưng, khi thời tiết bắt đầu khô hanh, lạnh hay độ ẩm trong không khí thấp, thì làn da của bạn sẽ bị mất nước và lập tức chất cấp ẩm có thể hút nước ngược từ các lớp dưới của da đưa lên bề mặt. Điều này gây ra hiện tượng mất nước từ bên trong, khiến làn da bị khô căng. Đây cũng chính là khuyết điểm của chất cấp ẩm cho da.

Để khắc phục được điều này, bạn cần tìm mua những loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần khóa ẩm cho da như: Glycerin, Hyaluronic Acid, Acid Lactic, Sodium Hyaluronate, Sorbitol, Panthenol, Butylene Glycol… và như thế hơi nước mới không dễ dàng “bốc hơi” qua da dễ dàng.

Làm mềm (Emollients) là cách dùng các chất kỵ nước (như dầu thực vật, bơ hạt mỡ, các chất béo và acid béo…) để “trám” vào những kẽ hở giữa các tế bào biểu bì. Nhờ đó nước ít có cơ hội thoát khỏi da, và da đàn hồi, mềm mại hơn. 

Sau cùng, hãy làm tăng khả năng tự giữ nước cho da. Làn da có khả năng tự dưỡng ẩm cho chính nó, nhưng trong một số thời điểm thì chức năng này bị suy giảm. Những thành phần khôi phục khả năng tự giữ nước bao gồm: Glycolic Acid, Lactic Acid, Niacinamide…

Nguồn: Tổng hợp 

4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh lịch nên sắm trong mùa...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 mẫu áo cộc tay vừa mát mẻ vừa thanh...
Bật mí cách chăm sóc da dầu mùa hè
Mùa hè với thời tiết nóng bức, cường độ tia UV...
Mẫu giày phong cách tối giản được chị em yêu...
Để mặc đẹp mà chẳng cần nhiều thời gian suy...
1 loại quả chua ngọt bán rẻ ở chợ Việt nhưng...
Loại quả này được trồng nhiều trong vườn nhà...
Tóc luôn bồng bềnh, dày mượt nếu bạn tuân...
Dưới đây là lịch trình chăm sóc tóc với các...
Bài Hay Trong Tuần