Ăn khoai lang vào thời điểm này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ, nếu thuộc 1 trong 4 nhóm người này tốt nhất không nên ăn

03/11/2022 08:00:54

Không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì dễ gây trào ngược axit dạ dày. Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là buổi sáng và trước 12h trưa.

Khoai lang được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh và thường xuyên xuất hiện trong danh sách các thực phẩm giảm cân, tăng cường tuổi thọ, được nhiều người tin dùng.

Theo nghiên cứu, khoai lang là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng. Trong khoai lang có rất nhiều chất dinh dưỡng beta-carotene, vitamin A, C, các vitamin nhóm B, magie, mangan, kali, chất xơ, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, đẹp da. Đặc biệt những thành phần có trong khoai lang có tác dụng giảm cân và làm đẹp da hiệu quả.

an-khoai-lang-vao-thoi-diem-nay-giup-giam-can-tang-tuoi-tho-neu-thuoc-1-trong-4-nhom-nguoi-nay-tot-nhat-khong-nen-an

Ảnh minh họa

Chính nhờ những công dụng trên, nhiều người chọn ăn khoai lang làm móm chính, thậm chí ăn thay cơm mà không bổ sung các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng, vì nếu ăn nhiều, cơ thể sẽ không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy. Ngoài ra, ăn quá nhiều khoai lang còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ vi khoáng khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Ăn khoai lang lúc nào là tốt nhất?

Khoai lang chỉ thực sự tốt khi bạn ăn đúng cách. Nhiều người có thói quen mua khoai lang về tích trữ vì khoai để lâu ăn ngọt hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, khoai lang ăn tốt nhất là khi mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất. Ngược lại, khoai lang càng để lâu thì lượng nước càng giảm, lượng đường càng tăng, tinh bột trong khoai lang bị biến đổi, các khoáng chất cũng dần mất đi…

Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất là buổi sáng và buổi trưa. Buổi sáng, thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở… Chị em có thể thay thế bằng một củ khoai lang để bổ sung năng lượng cho ngày.

Buổi trưa nên ăn khoai lang là vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5 giờ mới hấp thụ vào trong cơ thể. Trong khi đó, khung giờ 2-5 giờ lại có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi, cho nên việc ăn khoai lang vào tầm giờ trưa 10-12 giờ trưa là hoàn toàn phù hợp.

Còn sau 12 giờ trưa, thời gian này khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

Bạn cũng không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt với những người có dạ dày yếu hoặc người cao tuổi sẽ phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.

4 nhóm người được khuyến cáo không ăn khoai lang

an-khoai-lang-vao-thoi-diem-nay-giup-giam-can-tang-tuoi-tho-neu-thuoc-1-trong-4-nhom-nguoi-nay-tot-nhat-khong-nen-an

Ảnh minh họa

Người đang đói

Trong khoai lang có chứa một lượng đường lớn. Nếu ăn quá nhiều khoai lang và đặc biệt là ăn vào lúc đói sẽ có thể làm tăng mức độ tiết dịch vị của dạ dày, gây nóng ruột, ợ hơi, đầy bụng, khó chịu.

Để tránh nguy cơ gặp phải tình trạng này, tốt nhất bạn nên nấu, luộc hoặc nướng chín khoai để phá huỷ chất men gây đầy bụng trong củ khoai. Đặc biệt là không nên ăn khoai lang khi đói để hạn chế nguy cơ bị nóng ruột, ợ hơi.

Người mắc bệnh thận

Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng sẽ bị yếu đi. Khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A…, làm tăng lượng kali trong cơ thể. Nếu ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người mắc bệnh bệnh thận nguy cơ mắc chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim, gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người bệnh.

Người tiêu hoá kém

Người có hệ tiêu hoá kém thường có những biểu hiện như đầy hơi, ợ nóng, đầy bụng. Khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều đường, nếu người có bệnh về tiêu hoá ăn quá nhiều khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây nóng ruột, ợ chua khó chịu.

Người có bệnh về dạ dày

Người mắc bệnh về dạ dày khi ăn khoai lang, đặc biệt là lúc đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Điều này sẽ dễ dẫn đến những triệu chứng như đau bụng, viêm loét dạ dày.

Vì vậy những người mắc các bệnh về dạ dày, nhất là dạ dày mãn tính không nên hoặc hạn chế ăn khoai lang thường xuyên để tránh được những cơn đau dạ dày không mong muốn.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

- Nên ăn khoai lang với thực phẩm đạm động động hoặc thực vât để phát huy tối đa tác dụng.

- Không nên ăn rau khoai lang khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

Theo GD

4 thói quen khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể lên tới...
Những hành động vô tình trong cuộc sống thường ngày cũng có thể tăng nguy cơ...
4 loại rau "tẩy" dầu mỡ rất tốt, tuần ăn 3...
Đây chính là những món rau giúp thải mỡ, giảm cân...
Loại thảo mộc ngọt hơn đường gấp 200 đến...
Cỏ ngọt ít calo, không ảnh hưởng đến lượng...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được ví là...
Rau húng quế có tác dụng gì mà được nhiều chuyên...
Dàn diễn viên mới trong Táo quân 2024 có tạo nên...
VTV vừa công bố những hình ảnh và thông tin về...
Bài Hay Trong Tuần